Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: 7 lưu ý từ bác sĩ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: 7 lưu ý từ bác sĩ

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện sớm và điều trị kịp thời các biến chứng cho mẹ bầu. Đọc ngay 7 lưu ý từ bác sĩ trong bài viết dưới đây!

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ giúp phát hiện tình trạng rối loạn đường huyết và tránh các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp chị em đang mang thai giải đáp về thời điểm nên xét nghiệm, quy trình và chỉ số bất thường. 

1. Tổng quan tiểu đường thai kỳ 

1.1. Hiểu đúng về bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ, hay còn được gọi là đái tháo đường thai kỳ, là một căn bệnh “thầm lặng” nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể phụ nữ mang thai không thể sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả để kiểm soát lượng đường trong máu, dẫn đến lượng đường tăng cao vượt mức bình thường.

Mặc dù tiểu đường thai kỳ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ, nhưng phổ biến nhất là từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở những phụ nữ có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, béo phì, mang thai nhiều lần hoặc từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước. Vì vậy việc xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vô cùng quan trọng.

Xét nghiệm tiều đường thai kỳ rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé
Xét nghiệm tiều đường thai kỳ rất quan trọng với sức khỏe của mẹ và bé

1.2. Ai dễ mắc tiểu đường thai kỳ hơn?

Mặc dù bất cứ bà bầu nào cũng đều có nguy cơ gặp phải tiểu đường thai kỳ, nhưng một số trường hợp sau có khả năng cao hơn:

  • Phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) trên 30.
  • Đã từng sinh con nặng từ 4kg trở lên. 
  • Những lần mang thai trước đã mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Có người thân mắc tiểu đường.

1.3. Những biến chứng nghiêm trọng do tiểu đường thai kỳ

Nếu tiểu đường thai kỳ không được phát hiện và điều trị kịp thời, cả mẹ và bé đều có nguy cơ đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm:

  • Lượng đường trong máu thai nhi tăng cao khiến cân nặng của trẻ vượt mức bình thường, gây khó chịu cho mẹ ở những tháng cuối và khiến quá trình sinh nở gặp khó khăn, tăng nguy cơ sinh mổ.
  • Lượng nước ối tăng quá mức, dễ dẫn đến chuyển dạ sớm hoặc gây ra một số biến chứng nguy hiểm khi sinh.
  • Khả năng sinh non (trước 37 tuần) tương đối cao.
  • Tăng nguy cơ mắc tiền sản giật, gây nhiều biến chứng thai kỳ nghiêm trọng. 
  • Trẻ sinh ra có thể bị hạ đường huyết, vàng da.
  • Nguy cơ thai lưu (rất hiếm gặp).
  • Mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 sau này.

2. Thời gian xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

2.1. Khi nào nên đi khám tiểu đường thai kỳ?

Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là từ tuần 24 đến tuần 28 của thai kỳ. Đây là giai đoạn nhau thai phát triển hoàn thiện, hormone kích thích tiết glucagon tăng sản xuất, sức đề kháng insulin giảm, quá trình chuyển hóa glycogen ở gan thành glucose tăng lên. Sự thay đổi này khiến lượng đường huyết của mẹ bầu ở mức cao.

Tuy nhiên, ngay từ lần khám thai đầu tiên, bác sĩ cũng sẽ đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ của thai phụ thông qua các xét nghiệm như glucose máu lúc đói, HbA1C. Dựa trên kết quả này, thời điểm thực hiện xét nghiệm sàng lọc sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng:

  • Với bà bầu không có nguy cơ: Nếu kết quả đo đường huyết khi đói dưới 92mg/dL (tương đương dưới 5.1mmol/L), mẹ nên làm xét nghiệm dung nạp glucose khi thai nhi được 24 – 28 tuần tuổi.
  • Với bà bầu có nguy cơ: Nếu đường huyết lúc đói từ 5.1 – 7.0mmol/L, thai phụ sẽ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Nếu trên 7.0mmol/L hoặc HbA1c trên 6.5% sẽ được chẩn đoán mắc đái tháo đường lâm sàng.

2.2. Tại sao cần làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ?

Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường thai kỳ là rất cần thiết để giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé như đã đề cập ở trên. Do đó, thai phụ không nên chủ quan mà cần tiến hành khám và xét nghiệm tiểu đường thai kỳ theo đúng khuyến cáo của bác sĩ.

3. Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

3.1 Chi tiết các bước thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Tìm hiểu về quy trình xét nghiệm sàng lọc bệnh tiểu đường khi mang thai sẽ giúp mẹ bầu chủ động hơn và quá trình thực hiện diễn ra thuận lợi hơn. Hiện nay, có 2 phương pháp xét nghiệm tiểu đường thai kỳ phổ biến:

3.1.1. Xét nghiệm 1 bước

Mẹ bầu sẽ được yêu cầu uống 75g glucose, sau đó nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch để đo nồng độ glucose vào các thời điểm: Lúc đói, 1 giờ và 2 giờ sau khi uống. Phương pháp này thường được áp dụng cho thai phụ chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước đó.

Thời điểm lý tưởng để thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là vào buổi sáng, sau khi nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng đồng hồ. Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là khi có 1 trong 3 chỉ số sau vượt ngưỡng bình thường:

  • Glucose máu lúc đói ≥ 92 mg/dL (5.1 mmol/L).
  • Glucose máu sau 1 giờ uống ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L).  
  • Glucose máu sau 2 giờ uống ≥ 153 mg/dL (8.5 mmol/L).

Nếu cả 3 chỉ số đều thấp hơn các mức trên có thể kết luận là mẹ bầu không mắc tiểu đường thai kỳ.

3.1.2. Xét nghiệm 2 bước 

Quy trình này thường dành cho bà bầu chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước khi mang thai.

  • Bước 1: Mẹ bầu uống 50g glucose và đo đường huyết sau 1 giờ (không cần nhịn ăn). Nếu kết quả glucose huyết tương lúc này vượt mức 130 mg/dL (7.2mmol/L), thai phụ sẽ tiếp tục thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose uống 100g.
  • Bước 2: Mẹ bầu nhịn ăn qua đêm rồi uống 100g glucose pha với 250 – 300ml nước. Sau đó, glucose trong máu sẽ được đo vào các thời điểm: Lúc đói, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ sau khi uống. Cứ mỗi 1 giờ, bác sĩ sẽ chích máu ở ngón tay của thai phụ để lấy mẫu xét nghiệm.

Nếu có từ 2 chỉ số xét nghiệm tiểu đường thai kỳ trở lên vượt ngưỡng sau đây, xét nghiệm đường huyết được xem là bất thường: 

  • Glucose máu lúc đói ≥ 95mg/dl (5.3mmol/l).
  • Glucose máu sau 1 giờ > 180mg/dl (10.0mmol/l). 
  • Glucose máu sau 2 giờ > 155mg/dl (8,6mmol/l).
  • Glucose máu sau 3 giờ > 140mg/dl (7.8mmol/l).

3.2. Lý do cần sàng lọc tiểu đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ hay tiểu đường thai kỳ là thuật ngữ chỉ tình trạng “rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ mang thai”. Khái niệm này khác với trường hợp những người phụ nữ vốn đã mắc bệnh tiểu đường từ trước khi có thai.   

Nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời, tiểu đường thai kỳ sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trong suốt quá trình mang thai, sinh nở cũng như ảnh hưởng xấu đến sức khỏe lâu dài của cả mẹ và con. Những biến chứng phổ biến bao gồm:

  • Ở mẹ: Tăng huyết áp, phù nề tay chân, nguy cơ tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu…
  • Ở trẻ: Dị tật bẩm sinh, vàng da sơ sinh, hạ đường huyết, bệnh đa hồng cầu, béo phì…
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm
Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để tránh các biến chứng nguy hiểm

4. Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?

Nhiều mẹ bầu thắc mắc không đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thì có ảnh hưởng gì không? Câu trả lời là có. 

Nếu mắc tiểu đường thai kỳ mà không được phát hiện và điều trị kịp thời, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nguy cơ cao các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, sinh non, sinh con to, nhiễm trùng… 

Bé sinh ra cũng dễ gặp các vấn đề như dị tật, vàng da, hạ đường huyết, thậm chí tử vong chu sinh. Hơn nữa, tiểu đường thai kỳ còn làm tăng nguy cơ mẹ bị tiểu đường type 2 và bé bị béo phì, tiểu đường trong tương lai. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo tất cả thai phụ đều nên sàng lọc tiểu đường thai kỳ theo đúng lịch hẹn.

5. Cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ 

Có hai cách đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, cụ thể như sau:

5.1. Xét nghiệm glucose trong lần khám thai đầu tiên  

Những bà bầu nghi ngờ mắc tiểu đường thai kỳ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm như đường huyết lúc đói, HbA1C hoặc đường huyết ngẫu nhiên. Kết quả bất thường gợi ý nguy cơ bị bệnh của từng loại xét nghiệm như sau:

  • Glucose máu lúc đói từ 5,1 – 7 mmol/l: Thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/l, hoặc glucose máu bất kỳ > 11,1 mmol/L, hoặc HbA1C > 6,5%: Có thể khẳng định mẹ bầu bị đái tháo đường lâm sàng. 
  • Glucose máu lúc đói < 5,1 mmol/l: Cần chẩn đoán lại bằng nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống khi thai từ 24 – 28 tuần.

5.2. Xét nghiệm glucose khi thai 24 – 28 tuần

Vào giai đoạn này, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose để đánh giá nguy cơ tiểu đường của mẹ bầu với quy trình như sau:

Thai phụ nhịn ăn qua đêm ít nhất 8 tiếng, sau đó uống khoảng 75g glucose hòa tan trong nước. Bác sĩ sẽ lấy máu đo nồng độ glucose vào 3 thời điểm: Lúc đói, sau 1 giờ và sau 2 giờ kể từ khi uống.

Tiêu chuẩn để chẩn đoán tiểu đường thai kỳ là:

  • Nếu glucose máu lúc đói ≥ 7mmol/l, mẹ bầu mắc đái tháo đường lâm sàng.
  • Nếu có 1 trong 3 chỉ số sau vượt ngưỡng, có thể kết luận là có tiểu đường thai kỳ: Glucose máu lúc đói > 5,1 mmol/l; Glucose máu sau 1 giờ uống > 10 mmol/l; Glucose máu sau 2 giờ uống > 8,5 mmol/l.
  • Nếu cả 3 chỉ số glucose ở 3 thời điểm trên đều thấp hơn các mức giới hạn, mẹ bầu được xem là không bị tiểu đường thai kỳ.

6. Kinh nghiệm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ từ các bác sĩ

Để có một kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ chính xác, các bác sĩ khuyến cáo mẹ bầu nên tuân thủ những điều sau:

  • Nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Nếu ăn trước khi xét nghiệm, lượng đường trong máu sẽ tăng đột biến, làm sai lệch kết quả.
  • Nên lấy máu vào buổi sáng để có kết quả tốt nhất. Tránh stress hay hoạt động mạnh trước khi lấy máu vì có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia trước khi xét nghiệm.
  • Báo trước với bác sĩ nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào để được tư vấn cụ thể.

Ngoài ra, thai phụ cũng nên chuẩn bị tinh thần vì quy trình lấy máu xét nghiệm sẽ lặp lại 2-3 lần. Đặc biệt với nghiệm pháp dung nạp glucose, mẹ bầu sẽ phải uống một lượng nước đường và lấy máu ở nhiều thời điểm khác nhau.

7. Lời khuyên từ bác sĩ về xét nghiệm tiểu đường thai kỳ

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là biện pháp quan trọng để sàng lọc và phát hiện sớm rối loạn đường huyết trong thời kỳ mang thai. Mẹ bầu có nguy cơ mắc bệnh nên tuân thủ quy trình xét nghiệm theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bác sĩ khuyến cáo thêm rằng, một kết quả xét nghiệm đường huyết bất thường trong thai kỳ không đáng sợ nếu được phát hiện và kiểm soát kịp thời. Mẹ bầu có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, luyện tập và sử dụng thuốc theo hướng dẫn để ổn định đường huyết.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Qua bài viết trên, hy vọng các chị em đã có được những thông tin hữu ích về thời điểm, quy trình, cũng như những lưu ý cần thiết khi thực hiện xét nghiệm này. 

Đừng chủ quan, hãy đặt lịch hẹn khám thai và thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để bảo vệ sức khỏe của bản thân và con yêu!

[block id=”7225″]

Để lại bình luận của bạn

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs