Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng & sự tiến triển

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng & sự tiến triển

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là khi khối u lan rộng ra ngoài cổ tử cung. Bài viết cung cấp triệu chứng, phân loại, chẩn đoán và cách điều trị căn bệnh này.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được chia thành các giai đoạn IIIA, IIIB và IIIC dựa trên mức độ lan rộng của khối u. Để hiểu hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu triệu chứng, chẩn đoán, phương pháp điều trị thông qua bài viết sau. 

1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được hiểu như thế nào?

Theo hệ thống phân loại của Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO), ung thư cổ tử cung được chia thành 4 giai đoạn chính, từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 4. Mỗi giai đoạn tương ứng với một mức độ lan rộng và di căn của khối u. Việc xác định giai đoạn bệnh giúp các bác sĩ đưa ra quyết định điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 xảy ra khi khối u đã phát triển vượt ra ngoài cổ tử cung, xâm lấn vào đoạn 1/3 dưới của âm đạo, các cấu trúc trong khung chậu, gây tắc nghẽn đường tiết niệu dẫn đến ứ nước thận, có thể di căn vào hạch bạch huyết vùng chậu hoặc hạch quanh động mạch chủ. Chưa có di căn tới các cơ quan xa.

2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được phân loại như thế nào?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 được chia thành các giai đoạn nhỏ hơn:

  • Giai đoạn 3A: Khối u đã xâm lấn đến 1/3 dưới âm đạo nhưng chưa lan đến thành xương chậu.
  • Giai đoạn 3B: Khối u đã lan đến thành xương chậu ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của thận và niệu quản. 

3. Triệu chứng phổ biến của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng người bệnh thường gặp ở giai đoạn này bao gồm:

  • Các triệu chứng liên quan đến tổn thương cổ tử cung như chảy máu âm đạo bất thường, ra máu sau khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt.
  • Cảm giác đau tức vùng chậu.
  • Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi.
  • Đau lưng, đau chân, phù chân: có thể xuất hiện trong bệnh ung thư, thường do khối u đã lan sang hệ tiết niệu và các hạch xung quanh.

Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hưởng, người bệnh có thể có các biểu hiện ung thư cổ tử cung khác như ứ nước thận, khó tiểu, táo bón do khối u chèn ép bàng quang và trực tràng.

Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 dễ gặp tình trạng sụt cân
Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 dễ gặp tình trạng sụt cân

4. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 ước tính trên 40%. Tỷ lệ này không áp dụng cho tất cả các bệnh nhân.

Tiên lượng sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát, bệnh lý đi kèm (như bệnh tim mạch, gan, thận), kiểu tế bào ung thư (ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến) và sự hòa hợp của người bệnh với phương pháp điều trị.

Bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kỹ càng các yếu tố trên để lựa chọn cách điều trị tối ưu nhất cho từng bệnh nhân. Không có một cách điều trị và quy trình chung cho tất cả và việc đáp ứng điều trị cũng khác nhau giữa các bệnh nhân. Tại bệnh viện, việc cá nhân hóa điều trị, phối hợp nhiều chuyên khoa và nhiều phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và tỷ lệ thành công.

5. Cách chẩn đoán giai đoạn 3 của ung thư cổ tử cung

Quá trình chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định giai đoạn bệnh từ đó quyết định cách điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:

  • Soi cổ tử cung: Giúp quan sát tổn thương và lấy mẫu sinh thiết để xét nghiệm mô bệnh học.
  • Nội soi bàng quang và trực tràng: Đánh giá mức độ xâm lấn của khối u vào các cơ quan này.
  • Chẩn đoán hình ảnh: MRI vùng tiểu khung để đánh giá đặc điểm u, mức độ xâm lấn và di căn hạch; chụp cắt lớp (CT) phần ngực – bụng – chậu, PET/CT toàn thân nhằm kiểm tra có hay không tình trạng di căn xa.
  • Các xét nghiệm khác: Như tổng phân tích tế bào máu, đánh giá chức năng gan thận.

6. Cách điều trị hiệu quả nhất với giai đoạn 3 của ung thư cổ tử cung

Phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là kết hợp đồng thời hóa trị và xạ trị. Sự phối hợp này giúp tăng cường hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư nhờ tác dụng hiệp đồng giữa hóa chất và tia xạ. Nhiều nghiên cứu lâm sàng trên bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn tiến xa tại chỗ đã chứng minh rằng hóa xạ trị đồng thời giúp cải thiện kết quả điều trị và kéo dài thời gian sống thêm so với xạ trị đơn thuần.

6.1. Xạ trị

Kết hợp giữa xạ trị chiếu ngoài (EBRT) và xạ trị áp sát (Brachytherapy) thường được áp dụng trong điều trị bệnh.

6.2. Hóa trị  

Hóa chất được sử dụng đồng thời với xạ trị. Việc bổ sung hóa chất đã góp phần nâng cao hiệu quả điều trị ở bệnh nhân ung thư cổ tử cung. Hóa chất có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và tăng cường tác dụng của xạ trị. Loại hóa chất thường dùng trong phác đồ hóa xạ trị đồng thời là cisplatin (có thể thay thế bằng carboplatin cho những trường hợp không dung nạp cisplatin).

6.3. Các hướng điều trị mới hiện đang được nghiên cứu

Mặc dù hóa xạ trị đồng thời mang lại hiệu quả nhất định trong điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, tỷ lệ tái phát vẫn còn khá cao (khoảng 20 – 40%). Vì vậy, nhiều chiến lược điều trị mới đang được nghiên cứu nhằm cải thiện kết quả và gia tăng thời gian sống còn, đặc biệt đối với bệnh ở giai đoạn 3.

  • Phác đồ hóa trị bổ trợ mới: các chuyên gia đang tìm kiếm những loại thuốc mới có thể kết hợp với cisplatin trong hóa xạ trị đồng thời.
  • Điều trị tân bổ trợ: hóa trị và xạ trị tân bổ trợ trước phẫu thuật đang được nghiên cứu với hy vọng làm giảm kích thước u, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phẫu thuật loại bỏ khối u.
  • Liệu pháp miễn dịch: đang trong giai đoạn thử nghiệm nhằm cải thiện kết quả điều trị ở giai đoạn xâm lấn và di căn, bao gồm cả bệnh nhân giai đoạn 3. Liệu pháp này giúp kích hoạt hệ miễn dịch nhận biết và loại bỏ tế bào ung thư thông qua cơ chế tiêu diệt trực tiếp hoặc gián tiếp. Liệu pháp miễn dịch được kỳ vọng sẽ mang đến bước tiến mới trong điều trị ung thư, góp phần cải thiện đáng kể tiên lượng sống của bệnh nhân.

Một số triệu chứng như ra máu bất thường ở âm đạo, cảm giác đau tức vùng hông và khung chậu thường là những biểu hiện của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể gặp trong nhiều bệnh lý khác. Vì vậy, việc đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh và giai đoạn bệnh là rất cần thiết. Nhờ đó, sự tư vấn và điều trị sẽ đến kịp thời và hiệu quả hơn.

Bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các phương pháp chưa được kiểm chứng, vì điều này không chỉ khiến mất cơ hội điều trị thậm chí khiến bệnh tình nặng hơn.

Các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư là nơi người bệnh dễ tìm được sự thấu hiểu và đồng cảm
Các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư là nơi người bệnh dễ tìm được sự thấu hiểu và đồng cảm

7. Cách ngăn chặn sự tiến triển của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Để ngăn chặn sự tiến triển của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị tích cực bao gồm hoá trị và xạ trị đồng thời. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt các triệu chứng và tác dụng phụ khi điều trị sẽ giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống của mình. 

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị ung thư cổ tử cung. Vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi hợp lý và tránh các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu cũng được khuyến cáo.

Người bệnh cần thăm khám định kỳ và thực hiện các kiểm tra theo yêu cầu của bác sĩ để theo dõi diễn tiến bệnh và đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bất thường, người bệnh nên thông báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.

8. Lời khuyên của bác sĩ

Để tăng hiệu quả điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, người bệnh cần lắng nghe và làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuân thủ phác đồ điều trị tích cực bằng hoá trị và xạ trị đồng thời sẽ giúp cải thiện tiên lượng bệnh.

Tuy nhiên, điều trị ung thư cổ tử cung sẽ khiến người bệnh gặp không ít tác dụng phụ và khó khăn về thể chất lẫn tinh thần. Do đó, người bệnh cần chủ động chia sẻ với bác sĩ và gia đình để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Các nhóm hỗ trợ bệnh nhân ung thư cũng là một nơi rất tốt để bệnh nhân tham gia, là nơi người bệnh dễ tìm được sự thấu hiểu và đồng cảm.

Người bệnh cũng nên chú ý ăn uống và ngủ nghỉ phù hợp với bản thân để nâng cao chất lượng cuộc sống. Với sự nỗ lực và hợp tác chặt chẽ với bác sĩ, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn hiệu quả sự tiến triển của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3.

9. Kết luận

Tuy với giai đoạn ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, các tế bào ác tính đã xâm lấn sâu vào các bộ phận xung quanh, việc kết hợp điều trị bằng hóa trị và xạ trị cùng nhau sẽ làm chậm sự tiến triển của bệnh và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Ngoài ra, khám tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ cũng rất quan trọng để phát hiện sớm bệnh ở giai đoạn đầu, khi điều trị ung thư cổ tử cung đạt hiệu quả cao nhất.

Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo, đau vùng hông – mông – xương chậu…, chị em nên đi khám phụ khoa sớm để được kiểm tra kĩ càng và chẩn đoán đúng bệnh. Phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu, sau đó điều trị sớm và tích cực sẽ giúp tăng tỷ lệ sống và thời gian sống cho người bệnh.

Các chương trình giáo dục nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản, tiêm vắc xin phòng HPV đúng lịch và đủ mũi, khám tầm soát định kỳ để chủ động phòng ngừa ung thư cổ tử cung là rất cần thiết với chị em phụ nữ. Với sự góp sức và chung tay của toàn xã hội và ngành y tế, mong rằng  căn bệnh ung thư cổ tử cung sẽ được kiểm soát hiệu quả hơn trong tương lai.

Mọi thắc mắc của bệnh nhân và người nhà về căn bệnh ung thư này sẽ được giải đáp trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI. Ngoài ra, nếu cần tư vấn từ những chuyên gia về sản phụ khoa, bệnh nhân có thể chat zalo theo số HOTLINE.

[block id=”7230″]

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs