Tìm hiểu ngay: Rau tiền đạo có đẻ thường được không?

Tìm hiểu ngay: Rau tiền đạo có đẻ thường được không?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm gặp ở 1/200 phụ nữ có thai, gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Liệu rau tiền đạo có đẻ thường được không? Dưới đây bác sĩ sẽ giải đáp nhé!

Rau tiền đạo là hiện tượng rau thai nằm ở vị trí thấp tử cung và bao phủ một phần hoặc toàn bộ lỗ trong cổ tử cung, cản trở đường ra của thai nhi. Vậy rau tiền đạo có đẻ thường được không, hãy cùng tìm hiểu với bác sĩ dưới đây.

1. Hiểu rõ về rau tiền đạo

1.1. Các loại rau tiền đạo có thể gặp ở mẹ bầu

Trong thời kỳ mang thai, rau thai (hay nhau thai) là cơ quan xuất hiện rất sớm, có vai trò nuôi dưỡng thai nhi bằng việc trao đổi oxy và dinh dưỡng từ mẹ.

Thông thường, rau thai bám ở mặt trước, mặt sau đáy tử cung và tồn tại cùng với sự phát triển của thai nhi cho tới khi mẹ bầu chuyển dạ và trẻ chào đời.

Tuy nhiên, vì nguyên nhân nào đó mà rau thai không dịch chuyển lên đáy tử cung mà bám vào đoạn dưới tử cung và cổ tử cung gây che lấy đường ra của thai nhi khi sinh nở, hình thành rau tiền đạo.

Dựa vào vị trí của bánh rau và giải phẫu tử cung, rau tiền đạo được chia thành 5 loại:

  • Rau bám thấp: bánh rau bám vào thân tử cung, một phần bám vào đoạn dưới nhưng chưa tới cổ tử cung
  • Rau bám bên: một phần bánh rau bám thấp hơn nữa vào đoạn dưới tử cung
  • Rau bám mép: mép dưới bánh rau lan đến lỗ trong cổ tử cung
  •  Rau tiền đạo bán trung tâm (rau tiền đạo trung tâm không hoàn toàn): bám rau bám và che lấp một phần lỗ trong cổ tử cung
  • Rau tiền đạo trung tâm (rau tiền đạo trung tâm hoàn toàn): bánh rau che kín toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
Các thể rau tiền đạo
Rau tiền đạo có đẻ thường được không ?

1.2. Nguyên nhân nào gây ra rau tiền đạo?

Hiện nay người ta chưa hiểu đầy đủ nguyên nhân gây ra hiện tượng rau tiền đạo. Tuy nhiên, các bác sĩ thấy tần suất rau tiền đạo tăng lên ở những người có tiền sử như:

  • Có rau tiền đạo ở những lần có thai trước đó
  • Tiền sử mổ đẻ hay phẫu thuật tử cung vì bất kì lí do gì (bóc u xơ tử cung)
  • Khi sinh con có tiền sử kiểm soát tử cung hoặc bóc rau nhân tạo
  • Tiền sử nạo hút thai, sảy thai trước đây
  • Phụ nữ sinh nở nhiều lần
  • Mẹ bầu đang mang song thai trở lên
  • Phụ nữ mang thai muộn (từ 35 tuổi trở lên)
  • Viêm nhiễm tử cung trước và trong khi mang thai
  • Tử cung có hình dạng bất thường
  • Có lối sống không lành mạnh, sử dụng các chất kích thích như thuốc lá.

2. Các triệu chứng của rau tiền đạo mẹ bầu nên biết

Hầu như trong thời gian mang thai, rau tiền đạo không biểu hiện triệu chứng và thường được phát hiện sớm qua siêu âm. Tùy theo tình trạng người mẹ và loại rau tiền đạo sẽ có các triệu chứng khác nhau. Đây là những triệu chứng phổ biến mà mẹ bầu có thể gặp, bao gồm:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường: trong thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng cuối, mẹ bầu tự nhiên ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân (máu đỏ tươi, có thể lẫn máu cục)
  • Xuất huyết tái phát nhiều lần: lượng máu qua các lần xuất huyết tăng lên kèm thời gian chảy kéo dài, khoảng cách giữa các lần chảy máu rút ngắn. Lúc này, mẹ bầu có thể bị xuất huyết kể cả khi đi lại bình thường.

Không phải tất cả những mẹ bầu có rau tiền đạo đều bị chảy máu âm đạo. Trên thực tế có tới khoảng 1/3 số mẹ bầu có rau tiền đạo không có triệu chứng này.

Tuy nhiên, có trường hợp mẹ bầu xuất huyết âm đạo bất thường kèm cơn co tử cung.

Điều này có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm cho bản thân và thai nhi.

3. Rau tiền đạo có đẻ thường được không?

Nhiều mẹ bầu có rau tiền đạo mong muốn được sinh thường nhưng để có thể quyết định được phương pháp sinh, bác sĩ sẽ phải kiểm tra lại vị trí bánh rau và triệu chứng lâm sàng, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp với tình trạng của người mẹ và thai nhi.

Rau tiền đạo có đẻ thường được không? Mẹ bầu bị rau tiền đạo có thể đẻ thường được trong một số trường hợp sau:

  • Mẹ bầu mắc rau tiền đạo có đẻ thường được nếu rau tiền đạo là thể bám thấp hoặc bám bên và không kèm các dấu hiệu bất thường nào khác. Đã có một nghiên cứu chỉ ra rằng có ít nhất 60% trường hợp rau tiền đạo bám thấp sinh thường thành công.
  • Một số ca lâm sàng thai 27 tuần được chẩn đoán rau tiền đạo trung tâm làm mẹ bầu lo lắng rau tiền đạo có đẻ thường được không nhưng tới khi thai nhi đủ tháng rau thai lại bám thấp thì vẫn có thể đẻ thường được.
  • Trường hợp rau tiền đạo thể bám mép có thể đẻ thường được nếu chảy máu ít, ngôi thế thai và cổ tử cung thuận lợi, trong quá trình bấm ối và rặn không chảy máu.
Rau tiền đạo có thể đẻ thường được
Rau tiền đạo có thể đẻ thường được

Tuy nhiên trong quá trình chuyển dạ, mẹ bầu vẫn có các nguy cơ chảy máu ồ ạt nên cần được theo dõi liên tục. Nếu việc xuất huyết không thể cầm, các bác sĩ sẽ chuyển qua mổ lấy thai để giữ an toàn cho cả mẹ và bé.

4. Điều trị rau tiền đạo

Ngoài ra dựa vào tuổi thai nhi, mức độ mất máu và khả năng nuôi dưỡng sau sinh mà bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi để kéo dài tuổi thai, xác định mẹ bầu bị rau tiền đạo có đẻ thường được không hoặc mổ lấy thai khẩn cấp.

4.1. Điều trị trước khi chuyển dạ

Đối với mẹ bầu được chẩn đoán rau tiền đạo thể bám thấp và bám bên kèm không chảy máu, mẹ bầu có thể:

  • Nghỉ ngơi tối đa tại nhà và hạn chế đi lại, vận động mạnh
  • Kiêng quan hệ tình dục, vệ sinh có thụt rửa âm đạo
  • Tìm một địa chỉ sản khoa uy tín để theo dõi và được thăm khám định kỳ thường xuyên.

Đối với các trường hợp nặng hơn (rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm) hoặc chảy máu thường xuyên, các mẹ bầu sẽ cần nhập viện:

  • Nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường bệnh và được theo dõi liên tục
  • Trường hợp xuất hiện cơn co tử cung sẽ sử dụng thuốc giảm co như progesterone, spasmaverine, …
  • Cân nhắc tiêm trưởng thành phổi tùy theo tuổi thai
  • Mổ lấy thai chủ động nếu thai nhi đủ tháng
  • Nếu chảy máu nặng và không thể kiểm soát được, bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp.

4.2. Điều trị khi chuyển dạ

  • Thể rau tiền đạo bám thấp và bám bên: có thể đẻ thường được. Nếu không chảy máu hoặc chảy máu ít, bấm ối cầm máu và tiếp tục theo dõi cuộc chuyển dạ. Nếu không cầm được máu, phải mổ lấy thai
  • Thể rau tiền đạo bám mép: mổ cấp cứu lấy thai nếu ra nhiều máu. Nếu ra máu ít, đánh giá ngôi thai và cổ tử cung thuận lợi, cân nhắc bấm ối về phía không có bánh rau để cầm máu.
  • Nếu bấm ối vẫn ra máu thì mổ lấy thai ngay còn nếu không ra máu thì theo dõi sinh thường.
  • Thể rau tiền đạo bán trung tâm và trung tâm: mổ lấy thai chủ động

Sau khi mổ lấy thai nhưng máu vẫn chảy, các bác sĩ sẽ tiến hành khâu cầm máu bằng mũi khâu X. Trường hợp máu chảy không cầm thì dựa trên nguyện vọng sinh con của bệnh nhân để đưa ra quyết định bảo tồn hoặc cắt bỏ hoàn toàn tử cung.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Đối với câu hỏi: “Rau tiền đạo có đẻ thường được không?”, câu trả lời của bác sĩ là có thể trong một số trường hợp nhưng phải được theo dõi sát sao cho tới lúc sinh con.

Vậy nên khi nghi ngờ hoặc được chẩn đoán rau tiền đạo, mẹ bầu cần chọn lựa một địa chỉ sản khoa uy tín với bác sĩ dày dặn kinh nghiệm để được theo dõi thai kỳ chặt chẽ trong suốt quá trình khám, điều trị cho đến khi em bé chào đời.

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương sẽ là một sự lựa chọn đáng tin cậy để các mẹ bầu được khám và chăm sóc. Chị em hãy liên hệ zalo phòng khám để được tư vấn trực tiếp.

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs