Rong kinh kéo dài là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn cảnh báo một số bệnh lý của hệ thống sinh sản.
Cùng tìm hiểu nguyên nhân, cách xử trí và những lưu ý khi xuất hiện hiện tượng rong kinh kéo dài qua bài viết dưới đây!
1. Rong kinh là gì?
Rong kinh là tình trạng kỳ kinh (ngày “đèn đỏ”) kéo dài hơn bảy ngày. Rong kinh còn có thể kèm theo cường kinh.
Đây là tình trạng máu chảy nhiều và dữ dội trong những ngày kinh nguyệt khiến cho người bệnh mệt mỏi, đau đầu, khó thở.
Rong kinh có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như:
- Rối loạn hormone.
- Bệnh lý liên quan đến tử cung hoặc buồng trứng..
- Ung thư.
Rong kinh không chỉ gây khó chịu trong kỳ kinh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe sinh sản của chị em.
Vì vậy, khi gặp hiện tượng rong kinh kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị toàn diện.
2. Nguyên nhân gây ra hiện tượng rong kinh kéo dài
Hiện tượng rong kinh kéo dài có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như:
a, Bất thường hormone và quá trình rụng trứng
Thay đổi nồng độ hormone hoặc quá trình phóng noãn có thể gây ra tình trạng rong kinh kéo dài. Nguyên nhân thường gặp gây bất thường về nồng độ hormone có thể kể đến là:
- Giai đoạn mới bắt đầu có kinh ở trẻ em.
- Tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên.
- Mắc một số bệnh lý như rối loạn hormone tuyến giáp hoặc hội chứng buồng trứng đa nang.
Khi nồng độ hormone sinh dục cao hoặc cơ thể xuất hiện tình trạng trứng không rụng theo chu kỳ, niêm mạc tử cung không thể bong tróc sẽ trở nên dày hơn.
Lớp niêm mạc dày này ở kỳ kinh tiếp theo sẽ bong ra và gây nên rong kinh kéo dài hơn bình thường.
-
- Sự mất cân bằng hormone sinh dục có thể dẫn tới rong kinh kéo dài
b, Thuốc
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt này có thể là hệ quả của việc sử dụng một số loại thuốc và can thiệp như:
-
- Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài.
- Dùng dụng cụ đặt tử cung hoặc que cấy để tránh thai.
- Thuốc chống đông máu.
- Thuốc kháng viêm.
c, Bất thường thai kỳ
Một số vấn đề liên quan đến thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng chảy máu vùng kín kéo dài. Tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với rong kinh, đặc biệt trong trường hợp các chị em chưa biết việc mình có thai.
Một số nguyên nhân liên quan đến 3 tháng đầu thai kỳ có thể xuất hiện chảy máu vùng kín kéo dài là:
- Thai ngoài tử cung.
- Sảy thai.
Ngoài ra, với phụ nữ mang thai trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết âm đạo kéo dài. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đến ngày các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn xử trí phù hợp.
d, U xơ tử cung và polyp
U xơ tử cung là khối u xuất hiện giữa các mô cơ trong tử cung. Polyp ở buồng hoặc cổ tử cung là kết quả của sự phát triển quá mức của các tế bào nội mạc hoặc mô ở cổ tử cung và tạo thành các khối u nhỏ trong tử cung.
Hai bệnh lý này có thể làm xuất hiện tình trạng rong kinh kéo dài 1 tháng kèm theo những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
e, Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc là tình trạng khi các mô giống như niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở lớp cơ tử cung hoặc bên ngoài tử cung, như tại các cơ quan bên trong khung chậu hoặc ổ bụng. Các khối u này có tính chất tương tự nội mạc tử cung là chảy máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy, khối u lạc nội mạc có thể gây hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi kỳ kinh nguyệt đến. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới rong kinh.
f, Suy giáp
Tuyến giáp tiết ra hormone tham gia vào tất cả hoạt động của cơ thể trong đó có hệ thống sinh dục. Khi tuyến giáp bị suy, các hormon tuyến giáp tiết ra không đủ có thể dẫn tới tình trạng rong kinh.
g, Rối loạn đông máu
Rối loạn đông máu là tình trạng thời gian máu đông kéo dài hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thiếu các yếu tố đông máu.
Đối với người bình thường, khi chảy máu, các tiểu cầu sẽ kết dính lại nhờ yếu tố đông máu hình thành cục máu đông để dừng chảy máu.
Khi chị em có vấn đề về đông máu có thể làm xuất hiện tình trạng kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày.
h, Béo phì
Mô mỡ có thể tạo nên nhiều estrogen hơn các tế bào khác. Vì vậy, với những phụ nữ béo phì, lượng Estrogen dư thừa có thể làm rối loạn sự cân bằng hormone sinh dục và làm thay đổi chu kỳ kinh.
Điều này khiến tình trạng rong kinh xuất hiện.
i, Viêm vùng chậu
Viêm vùng chậu (PID) xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan sinh sản như tử cung và phần phụ gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Các bệnh lý này có thể khiến cơ thể xuất hiện các dấu hiệu như:
- Rối loạn kinh nguyệt.
- Dịch âm đạo bất thường.
j, Ung thư
Chảy máu vùng kín do ung thư cổ tử cung hoặc ung thư niêm mạc tử cung kéo dài có thể bị nhầm lẫn với rong kinh. Với nhiều chị em, rong kinh có thể là dấu hiệu sớm để nhận biết ung thư.
3. Người bị rong kinh cần gặp bác sĩ khi nào?
Khi gặp hiện tượng rong kinh kéo dài, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để gặp bác sĩ chuyên khoa. Do có nhiều nguyên nhân dẫn tới rong kinh nên bác sĩ có thể đặt một vài câu hỏi để khai thác bệnh lý như:
- Thời gian diễn ra kỳ kinh.
- Số lượng miếng đệm lót và băng vệ sinh sử dụng trong ngày.
- Hoạt động tình dục trong thời gian gần đây.
- Các triệu chứng khác đi kèm.
- Tiền sử bệnh lý của người bệnh cũng như người thân trong gia đình.
Sau khi đặt câu hỏi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám âm đạo, các cơ quan ở vùng chậu.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu các xét nghiệm dựa trên những dấu hiệu thăm khám được để đưa ra chẩn đoán chính xác với tình trạng sức khỏe của người bệnh như:
- Xét nghiệm máu: để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp, estrogen và progesterone.
- Công thức máu: để đánh giá mức độ thiếu máu.
- Soi tươi dịch âm đạo – cổ tử cung: đánh giá nguyên nhân gây bệnh ở vùng cổ tử cung như virus, vi khuẩn, nấm,…
- Xét nghiệm tế bào âm đạo – cổ tử cung (Pap smear/Liqui Prep/Thin Prep): đánh giá tế bào loại trừ ung thư cổ tử cung
- Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm qua đường âm đạo: đánh giá các bất thường liên quan đến cấu trúc tử cung, cổ tử cung, âm đạo nhờ hình ảnh thu được bằng sóng siêu âm.
- Soi tử cung: đánh giá những bất thường của tử cung.
- Sinh thiết: đánh giá cấu trúc tế bào cổ tử cung hoặc tử cung. Đây là xét nghiệm nhằm đánh giá chính xác người bệnh có mắc ung thư cổ tử cung hoặc ung thư niêm mạc tử cung hay không.
-
- Siêu âm đầu dò âm đạo giúp xác định được hình ảnh bên trong âm đạo và cổ tử cung
4. Điều trị
Tùy vào nguyên nhân gây rong kinh mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.
Bác sĩ cũng có thể đề xuất một số phương pháp điều trị giảm lượng máu chảy, điều chỉnh chu kỳ kinh hoặc giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
- Kiểm soát sinh sản bằng hormone: thuốc tránh thai hằng ngày có thể giúp điều chỉnh kinh nguyệt và rút ngắn thời gian hành kinh.
- Thuốc giảm đau: một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid như Advil hoặc Motrin có thể giúp giảm đau bụng trong kỳ kinh.
- Nạo/hút buồng tử cung: phẫu thuật giúp giảm độ dày niêm mạc tử cung. Điều này giúp giảm lượng máu chảy dohành kinh.
- Cắt bỏ tử cung hoặc cắt bỏ nội mạc tử cung: được sử dụng điều trị rong kinh kéo dài trong trường hợp người bệnh không còn nhu cầu mang thai.
5. Các biến chứng có thể xảy ra nếu rong kinh kéo dài 1 tháng
Rong kinh kéo dài hơn 1 tháng có thể làm xuất hiện một số biến chứng như:
- Điều trị khó khăn: khi bệnh được điều trị muộn, bác sĩ có thể phải cân nhắc những điều trị xâm lấn hơn.
- Thiếu máu: do mất máu nhiều trong kỳ kinh dẫn tới mệt mỏi, suy nhược cơ thể, làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
6. Cần chuẩn bị gì khi gặp bác sĩ?
Khi đến gặp bác sĩ vì nguyên nhân rong kinh kéo dài, người bệnh nên chuẩn bị một số vấn đề sau:
- Thông tin về chu kỳ kinh nguyệt: như thời gian giữa hai ngày đầu của hai đợt có kinh liên tiếp, có đều không, thời gian diễn ra hành kinh, các dấu hiệu bất thường của kỳ kinh.
- Câu hỏi: ghi lại những câu hỏi liên quan đến tình trạng bệnh cũng như thắc mắc liên quan đến xét nghiệm, can thiệp điều trị và lưu ý khi sử dụng thuốc.
- Người thân: sẽ giúp người bệnh tự tin hơn khi trình bày những vấn đề với bác sĩ cũng như giúp bổ sung những vấn đề người bệnh còn thiếu.
- Tham khảo tất cả phương pháp điều trị: trao đổi tất cả những ưu và nhược điểm của các phương pháp được bác sĩ đề nghị điều trị.
- Tái khám: lưu ý những dấu hiệu cần đến khám ngay cũng như ngày thăm khám định kỳ.
- Liên lạc: lưu phương thức liên lạc của bác sĩ để có thể đặt câu hỏi khi cần tư vấn.
- Một số việc nên làm khi đến gặp bác sĩ
Rong kinh kéo dài là dấu hiệu có thể gặp ở các chị em. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý.
Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng rong kinh, chị em nên liên hệ Hotline 0868555168 để được tư vấn và đặt lịch khám với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé!