Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm phòng khá phổ biến hiện nay. Sau tiêm, chị em có thể có một số triệu chứng tuy nhiên thường nhẹ và trong thời gian ngắn. Chị em cũng cần phải có chế độ sinh hoạt điều độ để ngăn ngừa nhiễm bệnh sau tiêm.
1. Bao nhiêu tuổi chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Hiện nay, tiêm ngừa ung thư cổ tử cung ngày càng phổ biến với chị em phụ nữ. Tại Việt Nam, vaccine Gardasil là loại được chỉ định dành cho bé gái và phụ nữ từ 9 – 26 tuổi. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, việc tiêm phòng sớm cho trẻ trong khoảng 9 – 14 tuổi sẽ cho hiệu quả tốt nhất.
Virus HPV lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, một số ít lây truyền qua vật nhiễm trùng trung gian. Nếu tiêm phòng cho trẻ sớm chính là thời điểm trẻ chưa kịp phơi nhiễm với virus HPV.
Đồng thời, đây cũng là thời điểm trẻ tiêm phòng các loại vaccine khác, từ đó tiện lợi cho bác sĩ có thể tư vấn. Tác dụng của vaccine kéo dài lên đến 30 năm.
2. Vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là việc làm cần thiết giúp chị em phòng ngừa bệnh hiệu quả, tác dụng lâu dài. Một số loại vaccine phổ biến tại Việt Nam hiện nay như sau:
2.1. Vaccine Gardasil của Mỹ
Đây là vaccine phổ biến hiện nay với tác dụng phòng 4 type HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và mụn cóc sinh dục: chủng 16,18,6,11. Độ tuổi tiêm vaccine là từ 9 – 26 tuổi.
Một liều vaccine gồm 3 mũi cơ bản. Mũi thứ 2 được khuyến cáo tiêm sau mũi thứ 1 là 2 tháng, với mũi thứ 3, thời gian là 6 tháng sau tiêm.
2.2. Vaccine Cervarix
Vaccine Cervarix có tác dụng hình thành miễn dịch phòng ngừa 2 chủng virus HPV gây ung thư cổ tử cung đó là chủng 16 và 18. Độ tuổi tiêm vaccine là từ 10 – 25 tuổi. Để đạt hiệu quả điều trị, cần thực hiện đủ 3 mũi vaccine với thời gian tương tự vaccine Gardasil.
Tuỳ vào yếu tố nguy cơ cũng như khả năng kinh tế của chị em, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện loại vaccine phù hợp nhất.
3. Tác dụng phụ của vacxin ngừa ung thư cổ tử cung
Theo các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các vaccine tiêm ngừa ung thư cổ tử cung có độ an toàn cao. Những phản ứng gặp sau tiêm thường nhẹ và trong thời gian ngắn. Một số phản ứng chị em có thể gặp đó là:
- Phản ứng tại chỗ: Có thể có triệu chứng đau và sưng tại thời điểm tiêm
- Phản ứng toàn thân: Một số phản ứng chị em có thể gặp phải bao gồm: đau đầu, đau cơ, hoa mắt chóng mặt, các triệu chứng của tiêu hoá như nôn, buồn nôn,…
Tuy nhiên, các phản ứng thường nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của chị em phụ nữ. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, chị em hãy liên hệ với bác sĩ để có thể có những biện pháp điều trị kịp thời.
4. Lịch tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Vaccine tiêm ngừa ung thư cổ tử cung thường xuyên khan hiếm. Hiện nay, có hai loại vaccine thường được sử dụng đó là: Gardasil và Gardasil 9.
Loại vắc xin | Gardasil (xuất xứ: Mỹ) | Gardasil 9 (Mỹ) |
Số chủng phòng ngừa | Phòng ngừa 4 type HPV: type 6, 11, 16 và 18 | Phòng ngừa 9 type virus HPV: type 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58 |
Đối tượng tiêm | Nữ giới từ 9 đến 26 tuổi | Cả nam giới và nữ giới từ 9 đến 27 tuổi |
Lịch tiêm HPV | Phác đồ gồm 3 mũi tiêm:
|
Người tiêm từ 9 tuổi đến dưới 15 tuổi, tiêm lần đầu tiên:
Phác đồ 2 mũi tiêm
Nếu mũi thứ 2 được tiêm sau mũi 1 <5 tháng → cần tiêm mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 ít nhất 3 tháng Phác đồ 3 mũi (0-2-6)
Người từ 15 tuổi đến dưới 27 tuổi, tiêm lần đầu tiên: Phác đồ 3 mũi (0-2-6):
Phác đồ tiêm nhanh:
|
Tác dụng | Ngăn ngừa mụn cóc sinh dục, các bệnh lý ung thư: ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn |
5. Lưu ý khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung
Những đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung cần đạt đủ điều kiện sức khoẻ, những đối tượng đủ điều kiện đó là:
- Là người khoẻ mạnh
- Không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc tiền sử tiêm phòng vaccine khác trong vòng 4 tuần. Để vaccine đạt hiệu quả miễn dịch tốt nhất, chị em cần thực hiện tiêm đủ 3 mũi. Nếu có vấn đề về sức khoẻ hoặc công việc mà không tiêm được ngay, cần tiêm bổ sung sớm nhất có thể. Một số trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine đó là:
- Phụ nữ đang có dự định mang thai trong 6 tháng tới hoặc đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Trường hợp đang tiêm vaccine mà có thai thì cần dừng lại tiêm sau khi sinh, đảm bảo tiêm 3 mũi không kéo dài quá 2 năm
- Người đang mắc bệnh cấp tính nặng, suy giảm miễn dịch.
- Người có cơ địa quá nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine.
Việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung giúp chị em tạo được miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn các nguy cơ. Vì thế, chị em cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ để có sức đề kháng tốt phòng ngừa bệnh tốt hơn.
6. Làm gì sau khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung?
Sau khi tiêm ngừa ung thư cổ tử cung, để phòng tránh nguy cơ có thể mắc bệnh, chị em nên thực hiện một số biện pháp bảo vệ như sau:
- Giữ gìn sạch sẽ vùng kín, thay băng vệ sinh thường xuyên trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng mệt mỏi, không sử dụng chất kích thích và có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
- Sau khi đã quan hệ tình dục, chị em nên kiểm tra xét nghiệm HPV hàng năm để có thể kịp thời phát hiện các bệnh lý và vấn đề phụ khoa.
Chị em nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh và hợp lý để cơ thể luôn luôn khoẻ mạnh cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa cũng như bệnh lý toàn thân khác.
7. Lời khuyên từ bác sĩ
Tóm lại, việc tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là việc nên làm và được thực hiện phổ biến. Sau khi tiêm vaccine, chị em có thể có một số phản ứng sau tiêm nhưng thường nhẹ nhàng và trong thời gian ngắn. Đặc biệt, chị em cần giữ chế độ sinh hoạt điều độ và hợp lý để có sức đề kháng khoẻ mạnh, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
[block id=”6049″]