Rong kinh máu vón cục có thể là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe phụ khoa. Vậy thì nguyên nhân gây nên triệu chứng trên là gì? Điều trị và phòng tránh tình trạng này thế nào? Hãy tìm hiểu cùng BSCKII Lê Thị Quyên.
1. Vì sao rong kinh máu vón cục?
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày và thời gian kinh nguyệt là từ 3 đến 5 ngày. Lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ thường là khoảng 50 – 80ml, đó là lớp niêm mạc tử cung bong ra, và sau đó lớp niêm mạc mới sẽ hình thành cho chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo.
Tình trạng rong kinh được định nghĩa là khi thời gian hành kinh kéo dài liên tục trên 7 ngày, và số lượng máu kinh vượt quá 80ml. Rong kinh có thể dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi, chóng mặt, và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm nhiễm hoặc vô sinh.
Rong kinh máu cục là 1 tình trạng rong kinh mà khi ra máu kèm theo cục máu đông. Các cục máu đông xuất hiện trong kỳ hành kinh có thể do sự rối loạn trong quá trình đông máu.
Thông thường, cơ thể sẽ tạo ra các chất chống đông để ngăn máu đông trong những ngày kinh nguyệt. Nhưng nếu máu chảy ra nhiều và chất chống đông không đủ thời gian làm việc, có thể dẫn đến rong kinh máu vón cục. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:
1.1. Mất cân bằng nội tiết tố
Hormone (hay còn gọi là nội tiết tố) progesterone và estrogen là những thành phần giúp cho niêm mạc tử cung phát triển và dày lên. Khi một trong hai yếu tố này quá ít hoặc quá nhiều sẽ dễ làm cho máu kinh chảy nặng hơn.
Nguyên nhân gây mất cân bằng nội tiết tố thường do: mãn kinh, tiền mãn kinh, tác dụng phụ của thuốc tránh thai, giảm hoặc tăng cân quá nhiều,… Tình trạng này làm xuất hiện triệu chứng chính là kinh nguyệt không đều và máu kinh dễ bị vón cục.
1.2. Các vấn đề sức khỏe phụ khoa
U nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, ung thư tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang có thể gây biến chứng chảy máu trong buồng tử cung và tạo nên các cục máu đông. Ngoài ra, các bệnh lý trên có thể gây tắc nghẽn buồng tử cung, khiến máu đọng thời gian dài, tạo điều kiện hình thành máu đông.
Điều trị kịp thời trong trường hợp là cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn cho sức khỏe sinh sản và tính mạng.
1.3. Sảy thai
Đây là một trong những nguyên nhân gây rong kinh máu vón cục mà nhiều chị em gặp phải. Có nhiều lý do dẫn đến sảy thai ở phụ nữ, thậm chí có những trường hợp sảy thai xảy ra trước khi phụ nữ nhận biết mình mang thai. Nếu sảy thai xảy ra ở giai đoạn sớm, có thể dẫn đến chảy máu nặng, đau bụng và việc máu đông chảy ra ngoài âm đạo.
1.4. Nguyên nhân rong kinh máu vón cục khác
- Quan hệ tình dục mạnh bạo: Việc làm tình mạnh bạo có thể gây tổn thương niêm mạc âm đạo và dẫn đến xuất huyết thành âm đạo, gây nên tình trạng máu vón cục.
- Căng thẳng: Căng thẳng quá mức có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt, bao gồm cả rong kinh máu cục.
2. Rong kinh máu vón cục nguy hiểm không?
Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng rong kinh kèm theo cục máu đông lớn trong kỳ kinh, bạn hãy liên hệ với bác sĩ ngay vì đó có thể là những biến chứng của những căn bệnh khác. Những rủi ro có thể gặp phải dưới đây khi phụ nữ mắc phải rong kinh máu vón cục là một vấn đề phổ biến mà nhiều chị em quan tâm:
- Thiếu máu: Rong kinh thường đi kèm với lượng máu mất nhiều, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Khi mắc thiếu máu, phụ nữ có thể gặp khó thở, mệt mỏi, da xanh xao, làm suy giảm sức khỏe tổng thể và suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa: Máu đông lại trong tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút phát triển, dẫn đến nguy cơ cao về viêm nhiễm tử cung hoặc viêm âm đạo.
- Nguy cơ vô sinh và hiếm muộn: Khi gặp phải rong kinh, máu bị đọng lâu trong buồng tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây ra bệnh. Vi khuẩn có thể lan theo hướng từ âm đạo lên vòi trứng, buồng tử cung, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
3. Cách điều trị rong kinh máu vón cục
Để tình trạng này được điều trị hoàn toàn và nhanh chóng nhất, chị em cần đến các cơ sở y tế đáng tin cậy để bác sĩ phân tích nguyên nhân rong kinh máu vón cục và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.
Tại cơ sở y tế, bác sĩ chuyên môn sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng rong kinh có máu bị vón cục cho bệnh nhân. Các phương pháp chẩn đoán có thể được áp dụng bao gồm:
- Kiểm tra lâm sàng bằng mỏ vịt, máy soi,…
- Kiểm tra cận lâm sàng qua xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh: Xét nghiệm máu, xét nghiệm Pap, siêu âm, sinh thiết nội mạc tử cung,…
Sau khi nhận được kết quả, bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình hình của bệnh nhân và nguyên nhân gây ra, đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất.
Nếu rong kinh máu vón cục xuất phát từ rối loạn nội tiết tố, bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc cân bằng nội tiết tố cho bệnh nhân. Kèm theo đó là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý để giảm nhẹ các triệu chứng. Bệnh nhân cũng có thể tham khảo các loại thực phẩm hỗ trợ như canh hạt bí ngô rang, trà gừng, hoặc trà hoa cúc,…
Nếu rong kinh máu vón cục là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe phụ khoa nghiêm trọng như u nang buồng trứng, u xơ tử cung, hoặc hội chứng buồng trứng đa nang,… bác sĩ sẽ tập trung vào việc điều trị triệt để bệnh lý. Phương pháp điều trị có thể bao gồm sử dụng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật, trong đó phẫu thuật thường là phương pháp hiệu quả, nhanh chóng và đáng tin cậy nhất.
Chị em nên cân nhắc và lựa chọn cẩn thận nơi điều trị rong kinh máu vón cục. Bạn nên ưu tiên các cơ sở y tế có uy tín, đội ngũ bác sĩ chuyên môn, giàu kinh nghiệm và sở hữu trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại. Điều này giúp đảm bảo quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu nguy cơ phát sinh biến chứng.
4. Cách phòng tránh máu kinh bị vón cục
Để phòng tránh rong kinh máu vón cục, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên, tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng như xà phòng có hương liệu hoặc dùng quá nhiều dung dịch vệ sinh âm đạo.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Bổ sung đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất sắt và axit folic từ thực phẩm như rau xanh, hạt, thịt gia cầm và cá. Tránh tiêu thụ quá nhiều cafein và rượu bia.
- Dùng phương pháp tránh thai an toàn: Sử dụng phương pháp tránh thai như bao cao su hoặc thuốc tránh thai dựa trên chỉ dẫn của bác sĩ.
- Giữ cân nặng ổn định: Tránh tăng hoặc giảm cân quá nhanh, vì các biến động trong cân nặng có thể gây ra sự không ổn định về nội tiết tố.
- Giảm căng thẳng: Thực hành các kỹ thuật giảm căng thẳng như thiền, yoga, tập thể dục đều đặn để giảm bớt căng thẳng và cân bằng nội tiết tố.
- Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ: Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe phụ khoa hoặc nội tiết tố có thể gây ra tình trạng trên và điều trị kịp thời.
Rong kinh máu vón cục có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe phụ khoa nguy hiểm. Do đó, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng bất thường nào liên quan, hãy đến khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa là một trong những địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề đảm bảo và dày dặn kinh nghiệm trong chuyên ngành Sản Phụ khoa.
[block id=”5776″]