Cấy que tránh thai có đau không?

Cấy que tránh thai có đau không?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Cấy que tránh thai là biện pháp ngừa thai hiệu quả, tuy nhiên nhiều chị em vẫn lo lắng liệu cấy que tránh thai có đau không và các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Cấy que tránh thai có đau không? Tác dụng phụ của cấy que tránh thai là gì? Bài viết này sẽ giúp chị em giải đáp những thắc mắc, cũng như các vấn đề có thể gặp phải về cấy que tránh thai. Từ đó, có thể đưa ra lựa chọn phương pháp ngừa thai phù hợp.

1. Cấy que tránh thai là gì?

Cấy que tránh thai là một phương pháp ngừa thai dài hạn. Bác sĩ sẽ gây tê và đưa một thanh nhựa nhỏ chứa thuốc nội tiết vào dưới lớp da mỏng ở mặt trong cánh tay. Nội tiết tố này có tác dụng ức chế rụng trứng, làm mỏng nội mạc tử cung và tạo lớp chắn ngăn tinh trùng xâm nhập. 

Vậy cấy que tránh thai có đau không? Thủ thuật cấy que này được thực hiện khá nhanh và gần như không gây đau đớn. Khi muốn dừng quá trình tránh thai, chị em chỉ cần tháo bỏ que dễ dàng bằng phương pháp gây tê tại chỗ.

Cấy que tránh thai là gì?
Cấy que tránh thai là gì?

2. Thời điểm thích hợp để cấy que tránh thai

Chị em có thể cấy que vào bất cứ thời điểm nào, nhưng hãy chắc chắn bản thân không mang thai vào thời điểm cấy. Thời điểm tốt nhất để thực hiện cấy que là trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt, 5 ngày sau khi sảy thai, hay 21 ngày sau sinh.

Với những thời điểm này, chị em sẽ không cần dùng đến các biện pháp tránh thai khác. Nếu cấy que vào thời điểm khác, bạn nên sử dụng bao cao su trong 7 ngày đầu sau khi cấy để đảm bảo hiệu quả tránh thai.

Tuy nhiên, nếu gặp một trong những trường hợp sau đây, chị em nên tránh sử dụng phương pháp cấy que:

  • Nghi ngờ đang mang thai (cần xét nghiệm trước khi cấy).
  • Kinh nguyệt thay đổi bất thường.
  • Đang dùng một số loại thuốc có thể làm giảm tác dụng của que cấy như thuốc trị HIV, lao, động kinh, kháng sinh rifabutin hoặc rifampicin.
  • Bị chảy máu bất thường giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ.
  • Có tiền sử ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng hoặc rối loạn đông máu.

3. Lợi ích và hạn chế của biện pháp cấy que ngừa thai

3.1. Lợi ích phương pháp cấy que ngừa thai

Cấy que tránh thai mang lại những giải pháp ngừa thai hiệu quả như:

  • Hiệu quả ngừa thai lên tới 99% trong 3 năm.
  • Dễ dàng khôi phục khả năng sinh sản khi muốn có con. Theo nghiên cứu, 90% phụ nữ trở lại chu kỳ bình thường sau 3-4 tuần tháo bỏ que cấy.
  • Thủ thuật cấy que nhẹ nhàng, kín đáo dưới da cánh tay và khó nhận thấy.
  • Phù hợp với phụ nữ hay quên uống thuốc tránh thai hàng ngày.
  • Thích hợp cho phụ nữ không dùng được thuốc ngừa thai có chứa estrogen như đang cho con bú, tăng huyết áp, hút thuốc lá, tiểu đường, trên 40 tuổi.
  • Giảm thiểu các biến chứng của vòng tránh thai như vòng tụt, thai ngoài ý muốn, viêm nhiễm vùng kín.
  • Không ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống tình dục.
  • Có thể giảm lượng máu kinh và giảm đau bụng kinh.

3.2. Những hạn chế của cấy que tránh thai

Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, phương pháp cấy que tránh thai cũng có một số hạn chế cần lưu ý:

  • Chi phí ban đầu cao hơn so với đặt vòng tránh thai.
  • Có thể gặp phải một số biến chứng như tụ máu, nhiễm trùng, dị ứng hoặc que cấy bị dịch chuyển dưới 2cm (hiếm gặp, chỉ khoảng 0.2-1%)
  • Thông báo ngay cho bác sĩ nếu không sờ thấy que, que bị cong, vùng da quanh chỗ cấy sưng tấy.
  • Mặc dù rất hiếm gặp, nhưng y học cũng từng ghi nhận một vài trường hợp que cấy bị di chuyển tới phổi, tim hay các vị trí khác trong cơ thể

4. Cấy que tránh thai có đau không?

Tương tự như các biện pháp tránh thai khác, cơ thể có thể mất một khoảng thời gian để thích nghi với vật thể lạ được đưa vào cơ thể. Mức độ đau sau khi hết tác dụng của thuốc tê có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. 

Một số trường hợp có thể gây đau nhức và khó vận động ở phần cánh tay trong 1-2 ngày đầu. Hầu hết phụ nữ sẽ không bị sưng tấy hay thay đổi màu sắc da. Nhưng cũng có một số trường hợp vùng da quanh chỗ cấy que bị sưng tấy, tùy mức độ tổn thương mô. Đây được xem là phản ứng bình thường và cơn đau sẽ phục hồi trong khoảng từ 1-2 tuần.

Vậy cấy que tránh thai có đau không? Đối với hầu hết phụ nữ, quá trình này chỉ gây ra một cảm giác nhẹ như bị kim châm và không đau. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể phản ứng khác nhau, do đó cần theo dõi và trao đổi với bác sĩ nếu có bất kỳ vấn đề gì.

Phương pháp cấy que tránh thai đau hay không?
Phương pháp cấy que tránh thai đau hay không?

5. Những tác dụng phụ của cấy que tránh thai

Thời gian đầu sau khi thực hiện phương pháp cấy, chị em có thể cảm nhận được một số thay đổi cũng như tác dụng phụ của cấy que tránh thai gây ra như:

  • Đau đầu.
  • Nổi mụn.
  • Tăng cân.
  • Căng tức vùng ngực.
  • Thay đổi tâm trạng thất thường.
  • Chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi, một số trường hợp kinh nguyệt sẽ thưa hoặc vô kinh do tác dụng ức chế của nội tiết tố. Một số ít trường hợp có thể ra máu nhiều hoặc xuất hiện tình trạng rong kinh kéo dài.

Ngoài ra, chị em nên lưu ý que cấy tránh thai không có tác dụng bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, viêm gan B. Nếu muốn được bảo vệ khỏi các bệnh lây nhiễm, chị em nên sử dụng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục.

6. Quy trình cấy que tránh thai

Quá trình cấy que tránh thai sẽ được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn. Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn để đảm bảo chị em phù hợp với phương pháp này. Khi bắt đầu cấy que, vùng cánh tay sẽ được sát khuẩn và gây tê cục bộ. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để đưa que tránh thai vào dưới da.

Quá trình cấy que thường không gây nhiều đau đớn nên chị em có thể yên tâm về việc cấy que tránh thai có đau không. Sau khi cấy que, chị em sẽ cảm thấy hơi châm chích ở phần cánh tay và cảm nhận được phần que như một cây tăm nhỏ phía dưới da. Khi muốn dừng sử dụng, chỉ cần quay lại cơ sở y tế để nhờ bác sĩ lấy que ra một cách dễ dàng.

7. Cách hạn chế tác dụng phụ của que tránh thai

Để hạn chế các tác dụng phụ của cấy que tránh thai có thể xảy ra, chị em phụ nữ nên trao đổi kỹ càng với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó, chị em có thể lựa chọn được loại que tránh thai phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

Sau khi cấy que, nếu gặp các triệu chứng khó chịu như đau, sưng, chảy máu bất thường, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được hướng dẫn cách xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc khám và theo dõi định kỳ cũng rất quan trọng để đảm bảo que tránh thai hoạt động tốt và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

8. Các phương pháp ngừa thai an toàn và không đau

Bên cạnh phương pháp cấy que, các chị em có thể ngừa thai bằng một số phương pháp khác như sau:

  • Thuốc tránh thai: Uống hàng ngày theo đơn của bác sĩ.
  • Miếng dán tránh thai: Dán lên da, thay miếng mới hàng tuần.
  • Vòng tránh thai: Vòng sẽ được đặt vào bên trong tử cung, có tác dụng tránh thai trong vòng 3-10 năm tùy theo loại sản phẩm.
  • Bao cao su: Sử dụng khi quan hệ giúp ngăn ngừa việc mang thai, viêm nhiễm vùng kín hoặc các bệnh liên quan đến lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Triệt sản: Phương pháp vĩnh viễn, không thể mang thai sau khi thực hiện.

Tùy vào nhu cầu, sức khỏe và khả năng của mỗi người mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp phù hợp. Điều quan trọng là phụ nữ cần hiểu rõ về cách sử dụng, hiệu quả cũng như tác dụng phụ của cấy que tránh thai để đưa ra quyết định đúng đắn cho mình.

9. Lời khuyên của bác sĩ

Sử dụng que tránh thai được xem là phương pháp tránh thai khá hiệu quả và ít gây đau đớn cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng phụ của cấy que tránh thai, bác sĩ khuyên chị em nên:

  • Thăm khám và xét nghiệm tổng quát để đảm bảo bản thân phù hợp với quy trình cấy que. 
  • Lựa chọn que ngừa thai phù hợp, được cung cấp bởi các cơ sở y tế uy tín.
  • Thực hiện cấy que theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Theo dõi sức khỏe sau khi cấy que, nếu có bất thường cần thông báo kịp thời cho bác sĩ.
  • Khám và theo dõi định kỳ là rất cần thiết để đánh giá hiệu quả hoạt động của que cấy tránh thai.
  • Kết hợp với bao cao su nếu không muốn mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Tháo que khi hết hạn sử dụng hoặc muốn có con.

Cấy que tránh thai có đau không? Mỗi phương pháp tránh thai đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Hãy ghi nhớ lời khuyên của bác sĩ để việc sử dụng que cấy đạt hiệu quả tối ưu và không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.

Nếu chị em cần thêm thông tin cho vấn đề cấy que tránh thai có đau không hay trao đổi về các tình trạng bệnh phụ khoa, hãy tham gia nhóm Facebook Team đẻ Phụ sản Hà Nội (Nhóm chính thức) để được đội ngũ bác sĩ chuyên môn tư vấn và đưa ra lời khuyên hữu ích nhé!

[block id=”7228″]

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs