Khoảng 20-40% phụ nữ trải qua các triệu chứng tiền kinh nguyệt từ nhẹ đến nặng. Giống như hội chứng tiền kinh nguyệt, rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt cũng có các triệu chứng rối loạn cảm xúc, hành vi và/hoặc rối loạn về thể chất.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tìm hiểu về các rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị.
1. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt thường bắt đầu từ vài tuần trước khi bắt đầu kinh và kết thúc sau khi kinh khởi phát hoặc có thể kéo dài sau kỳ kinh đối với phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng này thường nghiêm trọng, gây mệt mỏi và làm hạn chế khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng được chia thành 3 nhóm:
1.1. Triệu chứng liên quan đến rối loạn cảm xúc:
– Trầm cảm hoặc cảm giác tuyệt vọng
– Tăng sự tức giận và xung đột với người khác
– Căng thẳng, lo lắng và cáu kỉnh
– Khó ngủ, quên, lú lẫn
1.2. Triệu chứng liên quan đến rối loạn hành vi:
– Mất tập trung
– Mệt mỏi
– Thay đổi cảm giác thèm ăn
– Cảm thấy mất kiểm soát
1.3. Triệu chứng liên quan đến rối loạn thể chất:
– Chuột rút và đầy hơi
– Phù, tăng cân nhanh do giữ nước, căng tức vú
– Nhức đầu
– Đau khớp hoặc cơ
– Nóng bừng
– Mụn trứng cá
2. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt vẫn chưa được rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể đóng vai trò trong tăng nguy cơ mắc bao gồm:
2.1 Các thay đổi hormone:
– Tăng prolactin máu
– Sự phản ứng bất thường với estrogen và progesterone
– Sự tăng hoạt động của hormon ADH(là hormon chống lợi tiểu) hoặc aldosterone
Sự thay đổi hormone estrogen và progesterone liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Có nhiều ý kiến cho rằng giảm nồng độ hormone estrogen cùng với tăng nồng độ hormone progesterone đã dẫn đến các rối loạn này. Ngoài ra, sự thay đổi hormone estrogen và progesterone cũng có thể gây giữ nước tạm thời, tương tự như tăng hoạt động của ADH hoặc aldosterone.
2.2 Thiếu serotonin:
Một số tế bào não sử dụng serotonin kiểm soát tâm trạng, sự chú ý, giấc ngủ và cơn đau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thay đổi hormone ở phụ nữ có thể làm giảm lượng serotonin, dẫn đến các triệu chứng của vấn đề này. Đôi khi việc sử dụng nhóm thuốc SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin) có thể làm giảm các triệu chứng.
Ngoài ra, còn có thể do tình trạng thiếu magie, canxi và yếu tố di truyền.
3. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt được chân đoán như thế nào?
Để chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân theo dõi và đánh giá các triệu chứng hàng ngày trong ít nhất 2 chu kỳ kinh.
Người bệnh cần có ít nhất 5 trong số các triệu chứng sau trong hầu hết tuần trước khi có kinh và các triệu chứng phải giảm ít nhất hoặc mất hoàn toàn trong tuần sau khi kinh. Triệu chứng phải bao gồm ít nhất một trong các triệu chứng sau:
– Tâm trạng thay đổi rõ rệt
– Dễ tức giận, cáu kỉnh rõ ràng hoặc dễ gây mâu thuẫn với người khác
– Cảm giác tuyệt vọng chán nản và những suy nghĩ kiềm chế bản thân
– Căng thẳng, lo lắng
Ngoài ra, phải có ít nhất một trong những biểu hiện sau:
– Giảm quan tâm đến các hoạt động bình thường
– Kém tập trung
– Mất năng lượng hay mệt mỏi
– Thay đổi về cảm giác thèm ăn
– Rối loạn giấc ngủ
– Cảm giác choáng ngợp, mất kiểm soát
– Các triệu chứng thể chất liên quan như đau đầu, tức ngực, phù nề
Các triệu chứng trên phải xuất hiện trong hầu hết 12 tháng trước đó và phải đủ nghiêm trọng để làm ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng hàng ngày.
4. Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nên điều trị thế nào?
4.1 Thuốc chống trầm cảm
Các chất ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs) có thể cải thiện các rối loạn cảm xúc và các triệu chứng tiền kinh nguyệt khác như mệt mỏi, thèm ăn và rối loạn giấc ngủ. Một số SSRI hiệu quả bao gồm fluoxetine, paroxetine, sertraline và citalopram. Loại thuốc này có thể được kê liên tục
hoặc chỉ trong khoảng thời gian từ ngày rụng trứng đến ngày bắt đầu chu kỳ kinh – giai đoạn hoàng thể 14 ngày sau chu kỳ kinh nguyệt.
4.2 Liệu pháp Hormone
Đối với phụ nữ, liệu pháp hormone có hiệu quả. Các lựa chọn thuốc bao gồm thuốc tránh thai uống, progestogen bằng thuốc đặt âm đạo, progestin uống và progestin tác dụng kéo dài.
4.3 Thuốc chống viêm
Các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin, ibuprofen và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể làm giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau đầu, đau ngực, đau lưng và chuột rút.
4.4 Bổ sung dinh dưỡng
Bổ sung 1.200 miligam canxi mỗi ngày có thể giảm các triệu chứng. Vitamin B6, magie và L-tryptophan cũng có thể hữu ích, tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ chất bổ sung nào, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
4.5 Liệu pháp trị liệu tâm lý
Liệu pháp nhóm đồng đẳng và liệu pháp nhận thức hành vi có thể giúp cải thiện triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp nhận thức hành vi có thể làm giảm đáng kể các triệu chứng tiền kinh nguyệt so với nhóm chứng.
4.6 Bấm huyệt
Giảm các triệu chứng bằng cách bấm huyệt. Bấm huyệt liên quan đến việc áp dụng áp lực nhân tạo lên các vùng phản xạ cụ thể trên cơ thể.
4.7 Liệu pháp thư giãn và xoa bóp
Liệu pháp thư giãn cơ và đọc tạp chí giải trí có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng thể chất. Liệu pháp thư giãn cơ và xoa bóp có thể giúp làm giảm các triệu chứng ban đầu. Hầu hết mọi người sử dụng liệu pháp thư giãn là một phương pháp điều trị bổ sung cho các phương pháp điều trị khác.
4.8 Phẫu thuật
Trong những trường hợp triệu chứng nặng khó điều khiển bằng thuốc và các phương pháp khác hoặc có quá nhiều tác dụng phụ, phẫu thuật cắt buồng trứng hai bên có thể là lựa chọn.
5. Điều trị rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bằng Y học cổ truyền
Mặc dù y học cổ truyền không có thuật ngữ riêng cho rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, nhưng nó vẫn đề cập đến các triệu chứng bất thường trước và sau kỳ kinh. Y học cổ truyền cũng bao gồm các triệu chứng rối loạn cảm xúc, thể chất và hành vi tương tự như trong PMDD. Có sẵn 6 thể bệnh và bài thuốc cơ bản để điều trị, tuy nhiên phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân.
Dựa trên các triệu chứng, y học cổ truyền có thể đưa ra các phương pháp điều trị sau đây:
5.1 Can khí uất trệ:
– Triệu chứng: Đau vú trước kỳ kinh, phù căng bụng, buồn nôn và đau đầu dữ dội.
– Phép trị: Sơ can lí khí.
– Bài thuốc: Sài hồ sơ can tán gia vị.
5.2 Huyết ứ:
– Triệu chứng: Đau đầu, đau lưng và khớp gối, chuột rút, kinh nguyệt ra nhiều và màu sắc đậm.
– Phép trị: Lý khí hoạt huyết hóa ứ thông lạc.
– Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm.
5.3 Huyết hư:
– Triệu chứng: Mệt mỏi, đau tê mỏi toàn thân, chóng mặt và nhức đầu.
– Phép trị: Ích khí dưỡng huyết.
– Bài thuốc: Bát trân thang.
5.4 Tỳ hư:
– Triệu chứng: Tiểu ít, chán ăn, đổ mồ hôi trộm và tức ngực.
– Phép trị: Kiện tỳ ôn dương lợi thủy.
– Bài thuốc: Linh quế truật cam thang gia vị.
5.5 Thận dương hư:
– Triệu chứng: Đau mỏi thắt lưng và đầu gối, tiểu ít, kinh nguyệt ra nhiều.
– Phép trị: Ôn thận trợ dương lợi thủy.
– Bài thuốc: Chân vũ thang gia vị.
5.6 Thận âm hư:
– Triệu chứng: Đau và yếu thắt lưng, chóng mặt, sưng vú và mòn lưỡi.
– Phép trị: Tư thận dưỡng âm.
– Bài thuốc: Tả quy hoàn.
6. Kết luận.
Không phải chị em nào cũng gặp phải tình trạng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt, tuy nhiên vấn đề này lại mang lại nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến với cuộc sống hàng ngày của phụ nữ. Khi bạn xuất hiện các triệu chứng như mô tả trên, bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn về phương pháp, tuyệt đối không nên tự điều trị tại nhà.
Phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan là một cơ sở y tế đáng tin cậy, nếu bạn có câu hỏi hãy liên hệ trực tiếp với hotline là 0868555168 để được tư vấn và hỗ trợ.