Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Viêm tuyến Bartholin là một vấn đề sức khỏe phụ nữ thường gặp, có thể gây ra nhiều phiền toái và khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh phụ khoa nguy hiểm này.

1. Tìm hiểu về viêm tuyến Bartholin

Bartholin là thuật ngữ khoa học dùng để chỉ cặp tuyến nằm ở phía trong và ngoài môi bé, kích thước chỉ bằng hạt đậu với lỗ thông đổ ra hai bên cửa âm đạo. Mặc dù nhỏ bé nhưng tuyến Bartholin đóng một vai trò quan trọng, giúp tiết dịch nhầy làm ẩm và bôi trơn âm đạo khi quan hệ tình dục, tăng khoái cảm.

Vị trí “nhạy cảm” ở gần cửa âm đạo khiến tuyến Bartholin dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập, gây viêm nhiễm, tắc nghẽn ống dẫn. Tình trạng này khiến dịch nhầy bị ứ đọng, nhiễm trùng mưng mủ dẫn đến viêm tuyến Bartholin. Căn bệnh này thường xuất hiện ở một bên âm đạo kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu. 

2. Các dấu hiệu của viêm tuyến Bartholin

Viêm tuyến Bartholin làm cản trở quá trình tiết dịch, gây khô âm đạo, sưng tấy cùng các triệu chứng phụ khoa khác. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành áp xe với các biểu hiện đặc trưng:

  • Sờ thấy khối cứng ở hai bên âm hộ kèm theo sưng to, đau và chảy mủ do viêm nhiễm.
  • Đau rát, khó chịu khi vận động, đi lại hoặc quan hệ.
  • Rối loạn tiểu tiện với những biểu hiện như đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt. 
  • Mệt mỏi, sốt cao.

Áp xe tuyến Bartholin là giai đoạn nặng hơn của viêm nhiễm, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Do đó, khi phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở “vùng kín”, chị em nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị.

3. Các nguyên nhân chính gây viêm tuyến Bartholin

Nhiều yếu tố khác nhau có thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, ứ dịch, hình thành ổ áp xe tuyến Bartholin, bao gồm:

3.1. Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây nhiễm nhanh chóng và trực tiếp gây viêm tuyến Bartholin. “Yêu” không an toàn làm tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn tụ cầu, lậu cầu, Chlamydia – các tác nhân chính gây ra bệnh. Ngay cả khi sử dụng bao cao su, nếu “bạn tình” mang mầm bệnh thì nguy cơ nhiễm trùng vẫn rất cao. 

3.2. Nhiễm khuẩn vùng kín

Các bệnh viêm phụ khoa phổ biến như viêm âm đạo, viêm âm hộ nếu không được xử lý triệt để cũng có thể dẫn tới viêm tuyến Bartholin. Những vi khuẩn gây hại sẽ xâm nhập vào bên trong tuyến, gây viêm tắc, tích nước và sưng to. 

3.3. Chấn thương

Các vết thương ở cơ quan sinh dục ngoài cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh lý này.

4. U nang tuyến Bartholin có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, mức độ nghiêm trọng của chứng viêm tuyến Bartholin tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp. Tuy nhiên, chị em không nên chủ quan vì:

  • Viêm tuyến Bartholin khiến âm hộ sưng đau, gây khó chịu khi giao hợp.
  • Căn bệnh này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, sinh nở.
  • Đối với bà bầu, viêm tuyến Bartholin có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng (nếu sinh thường), chậm phát triển hoặc nhẹ cân. Nếu u nang vỡ, thai nhi có thể bị tử vong.
  • Trong những trường hợp xấu, tình trạng viêm, áp xe tuyến Bartholin cũng có thể tiến triển thành ung thư.

5. Viêm tuyến Bartholin có tự khỏi không?

Bác sĩ sẽ đề xuất phương án điều trị phù hợp dựa trên kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm của từng trường hợp:

  • Đối với u nang có kích thước nhỏ và không gây triệu chứng, tình trạng này có thể tự biến mất mà không cần can thiệp. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của nang.
  • Trường hợp tuyến Bartholin bị sưng, viêm nhẹ, bạn có thể rửa bằng nước nóng, chườm ấm nhiều lần trong ngày để nang nhanh vỡ. Bác sĩ thường kê thuốc kháng sinh, giảm đau, chống viêm để làm tan khối u nang.

Nếu u nang Bartholin đã lớn, phát triển thành áp xe gây sưng đau, nhiễm trùng, chảy mủ thì có hai cách xử lý chính:

  • Rạch nang tuyến: Gây tê tại chỗ, dùng dao mổ rạch nhẹ trên nang, tạo lỗ để dẫn lưu dịch. Sau đó, khâu quanh mép nang bằng chỉ tan giúp tái tạo.
  • Bóc u nang: Loại bỏ hoàn toàn nang tuyến Bartholin. Hậu phẫu, bệnh nhân cần dùng kháng sinh, giảm đau, thuốc kháng viêm và vệ sinh bằng dung dịch sát khuẩn.

6. Chẩn đoán viêm, u nang tuyến Bartholin

Để xác định bệnh, bác sĩ sẽ:

Chẩn đoán viêm tuyến Bartholin
Chẩn đoán viêm tuyến Bartholin
  • Khai thác tiền sử bệnh.
  • Thực hiện khám phụ khoa.
  • Lấy mẫu dịch ở âm đạo, cổ tử cung xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Chỉ định sinh thiết sàng lọc tế bào ung thư (với bệnh nhân trên 40 tuổi hoặc mãn kinh).

7. Biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh nhân có thể hạn chế nguy cơ nhiễm trùng, áp xe bằng cách tắm nước ấm hàng ngày. Sau phẫu thuật, ngâm mình trong bồn nước ấm giúp giữ vùng kín sạch sẽ, giảm đau và kích thích thoát dịch hiệu quả. Nếu đau nhiều, bạn có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ định.

Hiện chưa có biện pháp dự phòng u nang Bartholin. Tuy nhiên, phụ nữ nên chủ động phòng tránh nguy cơ bằng cách quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su và duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ.

8. Các biện pháp điều trị viêm tuyến Bartholin hiệu quả

8.1. Chích áp xe tuyến Bartholin

Chích áp xe tuyến Bartholin là thủ thuật ngoại khoa đơn giản, dễ thực hiện nhưng không phù hợp với tất cả các trường hợp viêm tuyến Bartholin. Kỹ thuật này chỉ áp dụng cho đối tượng bị áp xe có rò hoặc không, đã hình thành nang. 

  • Bước 1 – Chuẩn bị: Y tá chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thuốc cần thiết. Bác sĩ gây tê tại vị trí viêm tuyến.
  • Bước 2 – Rạch da: Để chích hút dịch mủ, bác sĩ sẽ rạch da, đặt ống thông. Tùy theo tình trạng áp xe và kinh nghiệm, bác sĩ sẽ rạch da ở các vị trí khác nhau như giữa môi bé – môi lớn, dọc theo chiều dài chỗ sưng hoặc ngoài môi lớn.
  • Bước 3 – Chích hút dịch: Ngay sau khi rạch da, bác sĩ đặt một ống thông đặc biệt để thoát dịch ứ đọng ra ngoài. Thời gian giữ ống thông có thể kéo dài vài tuần cho đến khi mủ chảy hết.
  • Bước 4 – Khâu vết rạch: Đây là thao tác bắt buộc nhằm bảo vệ vết thương, tránh nhiễm trùng.
  • Bước 5 – Kê đơn thuốc, dặn dò và hẹn tái khám: Sau khi chích rạch, bác sĩ sẽ kê kháng sinh giúp vết thương mau lành, đồng thời tư vấn về chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp.

Lưu ý: Mặc dù tỷ lệ thành công của chích áp xe Bartholin khá cao, một số ít trường hợp vẫn có thể bị tái phát. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành mở thông nang. Nếu các thủ thuật trên đều thất bại, phẫu thuật cắt bỏ tuyến Bartholin sẽ được cân nhắc như giải pháp cuối cùng.

8.2. Bóc u nang Bartholin

Quy trình bóc u nang tuyến Bartholin bao gồm:

Bóc u nang Bartholin
Bóc u nang Bartholin
  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, thuốc men.
  • Bước 2: Rạch da.
  • Bước 3: Bóc tách tuyến Bartholin. Bác sĩ sẽ cẩn thận tách tuyến ra khỏi lớp da ở phía trên, tránh làm vỡ khối viêm, chảy mủ ra ngoài.
  • Bước 4: Cầm máu. 
  • Bước 5: Khâu lại vết mổ.

Bóc u viêm tuyến Bartholin

Hậu phẫu, bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh trong ít nhất 5 ngày, vệ sinh vùng kín bằng dung dịch sát khuẩn. Việc theo dõi biến chứng tụ máu, nhiễm trùng cũng rất quan trọng.

Qua các thông tin được cung cấp cho thấy bệnh lý viêm tuyến Bartholin tuy chưa được chứng minh nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Vì vậy, hiểu rõ đầy đủ về bệnh lý này và các biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời là rất quan trọng đối với sức khỏe của chị em.

Nếu chị em có bất kỳ dấu hiệu liên quan đến bệnh lý viêm tuyến Bartholin, hãy đặt lịch khám tại đây để được khám sớm nhất. Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa hiện đang có các bác sĩ giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất hiện đại sẽ đồng hành cùng sức khỏe của các chị em.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs