Ra máu trước kỳ kinh có thể do nhiều nguyên nhân như rối loạn hormone, bệnh phụ khoa hoặc tổn thương vùng kín. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân và cách xử trí khi gặp phải tình trạng này.
1. Ra máu trước kỳ kinh bao nhiêu ngày là bình thường?
Một nghiên cứu năm 2020 trên 116 phụ nữ cho thấy có đến 41,7% đối tượng ra máu trước kỳ kinh ít nhất 1 ngày. Tình trạng ra máu trước kỳ kinh nguyệt khá phổ biến ở các chị em.
Việc ra máu từ 1-2 ngày trước chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường và có thể là dấu hiệu chuẩn bị bắt đầu một kỳ kinh mới. Điều này có thể là do sự thay đổi sinh lý bình thường của cơ thể và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Triệu chứng ra máu trước kỳ kinh
Tùy thuộc vào nguyên nhân ra máu trước kỳ kinh và cơ địa của từng người mà các dấu hiệu cũng như triệu chứng có thể khác nhau. Một số biểu hiện các chị em thường gặp như:
2.1. Lượng máu và màu sắc
Màu sắc và lượng máu có thể thay đổi đối với tình trạng ra máu trước kỳ kinh. Máu có thể có màu đỏ tươi hoặc nâu nhạt, lượng máu ít hoặc nhiều tùy theo tình hình sức khỏe.
2.2. Xuất huyết bất thường
Lượng máu có thể ra từ nhẹ đến nặng, kéo dài trong vài ngày trước kỳ kinh nguyệt.
2.3. Đau bụng vùng hạ vị
Một số phụ nữ có thể cảm thấy đau bụng dưới khi ra máu trước chu kỳ kinh. Cơn đau có thể từ nhẹ đến dữ dội, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
2.4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Hiện tượng chảy máu trước chu kỳ có thể gây rối loạn kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ có thể ngắn hoặc dài hơn bình thường, gây khó khăn trong việc dự đoán thời gian kinh nguyệt.
2.5. Tâm trạng thay đổi
Tình trạng này có thể tác động tới tâm trạng và sức khỏe tinh thần của nữ giới. Một số phụ nữ có thể cảm thấy lo lắng, căng thẳng hay thậm chí trầm cảm.
2.6. Các triệu chứng khác
Mất máu bất thường có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi và thiếu năng lượng. Một số người còn có thể cảm thấy buồn nôn và nôn mửa.
Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ có các triệu chứng khác nhau. Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc lo lắng về sức khỏe của mình, bạn hãy tìm đến bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác.
3. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng chảy máu trước kỳ kinh
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng xuất huyết trước kỳ kinh ở các chị em. Một số nguyên nhân ra máu trước kỳ kinh có thể kể đến như rối loạn nội tiết tố trong cơ thể, chấn thương vùng kín, hoặc các bệnh phụ khoa. Cụ thể:
3.1. Sử dụng biện pháp tránh thai
Sử dụng thuốc tránh thai (khẩn cấp hoặc hàng ngày) có thể gây rối loạn kinh nguyệt, chảy máu giữa hai chu kỳ hoặc ra máu trước kỳ kinh. Nguyên nhân là do thuốc tránh thai chứa hormone sinh dục, làm thay đổi nồng độ hormone khiến cho cơ thể chưa kịp thích nghi và gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong chu kỳ kinh đầu tiên khi sử dụng thuốc nên sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
3.2. Mang thai
Máu trước kỳ kinh với máu báo thai có thể gây nhầm lẫn cho nhiều chị em. Với các chị em đang trong độ tuổi sinh sản thì hiện tượng ra máu (màu hồng) trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu của mang thai. Các triệu chứng khác như ngực to, đau lưng cũng có thể xuất hiện. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể là dấu hiệu của việc sắp bước vào chu kỳ kinh nguyệt.
3.3. Hậu quả của sảy thai
Sự biến động hormone trong cơ thể sau khi sảy thai, lúc này cơ thể vẫn còn tàn dư hormone thai kỳ. Chu kỳ kinh nguyệt trở lại có thể khiến chị em gặp tình trạng xuất huyết trước kỳ kinh.
3.4. Thời kỳ tiền mãn kinh
Phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh dễ gặp phải rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân là do sự suy giảm mạnh của các hormone sinh dục, dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo trước kỳ kinh, rong kinh hay kinh nguyệt không đều.
3.5. Nguyên nhân khác
- Các bệnh phụ khoa: Gây ảnh hưởng tới hoạt động của buồng trứng dẫn đến mất cân bằng hormone và nguyên nhân xuất huyết trước chu kỳ kinh.
- Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: Có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bất thường.
- Thực hiện các thủ thuật tại vùng kín như nạo phá thai không an toàn, đặt vòng tránh thai không đảm bảo có thể gây tổn thương cơ quan sinh sản, dẫn đến chảy máu.
4. Cách xử lý khi gặp tình trạng ra máu trước chu kỳ kinh nguyệt
Ra máu trước kỳ kinh có thể là triệu chứng của các bệnh lý phụ khoa, ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng này, các chị em nên đi khám để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp.
Một số biện pháp xử lý khi bị xuất huyết trước kỳ kinh như:
- Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như băng vệ sinh thấm hút hoặc tampon để kiểm soát lượng máu, tùy theo mức độ chảy máu.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh làm việc nặng để tăng cường sức đề kháng.
- Thay đổi lối sống, ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C để duy trì sức khỏe và giảm nguy cơ mất máu. Hạn chế đồ ăn hoặc thức uống có chứa caffeine.
- Luôn vệ sinh vùng kín đúng cách bằng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp. Tránh thụt rửa sâu bên trong gây tổn thương vùng kín.
- Nước ấm và nghệ được cho là có tác dụng giảm đau cũng như hạn chế chảy máu trước chu kỳ. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Nếu tình trạng do co thắt tử cung gây ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống co thắt để giảm triệu chứng.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Khi gặp tình trạng xuất huyết trước kỳ kinh trong 1-2 ngày có thể là tín hiệu của cơ thể khi một kỳ kinh nguyệt nữa lại đến. Do đó các chị em không cần lo lắng nhiều về tính trạng này. Tuy nhiên nếu như có xuất huyết âm đạo bất thường kèm theo các triệu chứng khác thì nên đi thăm khám kịp thời để được bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về hiện tượng ra máu trước kỳ kinh nguyệt, các nguyên nhân chảy máu sớm và cách xử lý. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp về các vấn đề kinh nguyệt, hãy đặt lịch khám trực tiếp tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được các chuyên gia đầu ngành giải đáp chi tiết nhất!
[block id=”7225″]