Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

Khi nào nên tháo que tránh thai? Có đau không?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tháo que tránh thai là một quy trình đơn giản, nhanh chóng. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về quy trình tháo que tránh thai để các chị em có góc nhìn rõ hơn.

Tháo que tránh thai là bước quan trọng cần làm khi que hết hạn sử dụng hoặc bạn muốn mang thai. Quy trình khá đơn giản nhưng cần thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn. Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu chi tiết về quy trình tháo que.

1. Nguyên lý hoạt động của que cấy ngừa thai 

1. Nguyên lý hoạt động của que cấy ngừa thai 

Que cấy tránh thai (que ngừa thai) là một thanh nhỏ, mềm, dẻo, màu trắng, chứa hormon Progestin (Levonorgestrel hoặc Etonogestrel). Bác sĩ sẽ cấy que này dưới da cánh tay không thuận của chị em. Que sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình rụng trứng, làm mỏng niêm mạc tử cung và tăng chất nhầy đặc ở cổ tử cung, ngăn tinh trùng gặp trứng.

Chi tiết cách hoạt động của que cấy ngừa thai
Vị trí của que cấy ngừa thai

2. Lợi ích vượt trội của que tránh thai

Hiện nay, que ngừa thai được WHO – Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là biện pháp tránh thai an toàn và mức độ hiệu quả cao vì:

  • Thuận tiện: Thời gian sử dụng que cấy ngừa thai rất lâu, chỉ cần cấy 1 lần có thể ngừa thai tới 3-5 năm. Chị em không cần phải nhớ uống thuốc hàng ngày hay chuẩn bị bao cao su trước mỗi lần quan hệ tình dục. Ngoài ra, quá trình tháo que tránh thai cũng nhanh chóng và không gây đau đớn, đồng thời vị trí cấy kín đáo. 
  • Hiệu quả cao: Lên tới 99%. 
  • Tính tương thích: Que tránh thai phù hợp với đa số phụ nữ, kể cả người chưa sinh con, cho con bú, có tiền sử phá thai hoặc sẩy thai, trên 40 tuổi…
  • An toàn cho sức khỏe và đời sống tình dục: Hiệu quả tránh thai cao và an toàn, chị em có thể mang thai sớm, thường trong vòng 1 tháng sau khi tháo que.

3. Điểm hạn chế của que cấy tránh thai

Một số điểm còn hạn chế của phương pháp cấy que ngừa thai như:

  • Chi phí cao hơn so thuốc uống và vòng tránh thai.
  • Có thể gặp biến chứng như nhiễm trùng, tụ máu, que bị xô lệch… nếu cấy ở cơ sở kém chất lượng.
  • Que cấy tránh thai cũng không ngừa các bệnh lây qua đường tình dục (HIV, lậu, giang mai,…)
  • Kinh nguyệt bất thường, máu kinh có thể ra ít hoặc nhiều hơn, hoặc thậm chí là mất kinh. Đây là những biểu hiện do tác dụng phụ của hormone trong que cấy ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
  • Có thể gặp tác dụng phụ sau khi tháo que tránh thai như đau đầu, mụn, tăng cân, căng ngực.

4. Chống chỉ định cấy que tránh thai

Chị em không nên cấy que tránh thai nếu nằm trong các trường hợp như sau:

  • Sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt như kinh ít, vô kinh gây lo lắng, khó chịu hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tình trạng tháo que tránh thai bị rong kinh nếu đã từng cấy que trước đó cũng là một điều cần lưu ý.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai. 
  • Sử dụng một số thuốc (như thuốc điều trị động kinh, lao, HIV) sẽ làm giảm hiệu quả của que.
  • Bị chảy máu bất thường giữa kỳ hoặc sau quan hệ.
  • Có tiền sử huyết khối, ung thư vú, đột quỵ, bệnh gan nặng.

5. Thời điểm thích hợp để cấy que tránh thai

Chị em có thể cấy que tránh thai bất cứ lúc nào nhưng nên lưu ý chắc chắn bản thân không có mang thai ở thời điểm cấy que. Để loại trừ thai nghén, các bác sĩ có thể chỉ định làm beta hCG (hormone thai nghén) định tính trong nước tiểu (que thử thai Quick stick) hoặc định lượng trong máu và siêu âm tử cung – phần phụ nếu cần thiết. Thời điểm lý tưởng để cấy que tránh thai là:

  • 5 ngày khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.   
  • Trong 5 ngày đầu sau sảy thai.
  • Trong 21 ngày đầu sau sinh.

Nếu cấy que vào những thời điểm trên, các chị em sẽ không cần dùng đến biện pháp ngừa thai bổ sung. Khi cấy que vào những thời điểm khác, chị em sẽ cần dùng thêm bao cao su trong 7 ngày sau cấy. 

6. Quy trình cấy và tháo que tránh thai

Trước khi cấy que, bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định một số xét nghiệm cần thiết và tư vấn chi tiết về ưu nhược điểm của que. Nếu chị em đủ điều kiện để cấy que, bác sĩ sẽ:

  • Xác định vị trí cấy que (cánh tay không thuận).
  • Tiêm thuốc tê ở vùng da định cấy. 
  • Sau khi vùng da bị tiêm có không còn cảm giác, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ vô trùng và tiến hành cấy que vào dưới da. 
  • Băng vị trí cấy trong 24h.
  • Dặn dò, tư vấn những dấu hiệu bất thường cần gặp bác sĩ.

Khi muốn tháo que tránh thai, bác sĩ tiêm một ít thuốc tê ở phía dưới vị trí đặt que, rạch nhẹ và dùng kẹp lấy ra. Thủ thuật rất nhanh gọn, chỉ mất 5-10 phút.

7. Khi nào nên tháo que tránh thai?

Theo các chuyên gia, phụ nữ nên tháo que tránh thai trong các trường hợp sau:

  • Que gần hết hạn: Tùy loại que sẽ có tác dụng 3-5 năm. Hết thời gian này, que cần được thay mới.
  • Muốn mang thai: 90% chị em sẽ rụng trứng trở lại trong vài tuần sau khi tháo que.
  • Xuất hiện tác dụng phụ: Rong huyết, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh gây ảnh hưởng sinh hoạt.

Như vậy, việc cấy và tháo que tránh thai khá đơn giản và tiện lợi. Tuy nhiên, chị em cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tình trạng sức khỏe, mong muốn sinh con cũng như khả năng chịu đựng tác dụng phụ trong và sau khi tháo que ngừa thai. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện biện pháp tránh thai này.

8. Tháo que tránh thai có đau không?

Tháo que tránh thai là một thủ thuật y khoa đơn giản và nhanh chóng. Theo các bác sĩ, quá trình tháo que thường không gây đau đớn cho chị em phụ nữ. 

Để tiến hành tháo que, đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào vùng da chứa que cấy. Điều này giúp vùng da tê liệt tạm thời, không còn cảm giác trong khoảng thời gian ngắn. Nhờ tác dụng của thuốc tê, bạn sẽ không cảm thấy đau đớn khi bác sĩ rạch một đường nhỏ ở vị trí que tránh thai và dùng dụng cụ y tế để kéo que ra ngoài.

Tuy nhiên, một số chị em có thể gặp phải cảm giác hơi khó chịu hoặc căng tức nhẹ ở vùng da xung quanh que cấy sau khi tháo. Những triệu chứng này thường tự khỏi sau vài ngày mà không cần can thiệp y tế. 

Trường hợp sưng xung quanh vị trí tháo que tránh thai
Trường hợp sưng xung quanh vị trí tháo que tránh thai

9. Tháo que tránh thai bao lâu có kinh nguyệt?

Theo các chuyên gia, sau khi tháo que tránh thai, hầu hết chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại bình thường trong vòng 3-4 tuần. 

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp cần nhiều thời gian hơn để chu kỳ kinh nguyệt ổn định hoàn toàn, đặc biệt là những chị em đã sử dụng que cấy trong thời gian dài. Khi chu kỳ kinh nguyệt quay trở lại bình thường, các chị em cũng có thể gặp phải một số thay đổi như:

  •  Máu kinh nguyệt ra nhiều hơn so với thời điểm sử dụng que.
  •  Chu kỳ kinh có thể đến sớm hoặc muộn hơn vài ngày so với dự kiến.

Nếu không thấy có kinh sau 2 tháng kể từ khi tháo que, chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn. Trong một số trường hợp, việc mất kinh có thể là dấu hiệu của mang thai hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

10. Tháo que tránh thai sau bao lâu thì có thai?

Tháo que tránh thai giúp phục hồi khả năng thụ thai ở phụ nữ khá nhanh chóng. Đa số các chị em sẽ có thể mang thai trong vòng 1-3 tháng sau khi tháo que. Sau khi que cấy được tháo bỏ, nội tiết tố trong que cũng sẽ nhanh chóng được đào thải ra khỏi cơ thể. Khi đó, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra trở lại, giúp chị em có khả năng thụ thai.

Tuy nhiên, thời gian mang thai cụ thể sau khi tháo que phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt cũng như độ tuổi. Nếu mong muốn có thai, chị em nên quan hệ tình dục thường xuyên vào những ngày rụng trứng (thường rơi vào khoảng 12-14 ngày trước kỳ kinh tiếp theo). Đồng thời, bạn nên duy trì lối sống lành mạnh và tập thể dục đều đặn cũng sẽ giúp tăng cơ hội thụ thai thành công.

11. Lời khuyên bác sĩ

Khi có nhu cầu tháo que, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để thực hiện. Đội ngũ bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giúp quá trình tháo que diễn ra nhẹ nhàng và không gây đau đớn.

Mỗi cơ thể sẽ có những phản ứng khác nhau với việc tháo que tránh thai. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề bất thường nào như đau bụng dữ dội, chảy máu kéo dài, mất kinh quá lâu,… bạn nên tới gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Hi vọng với những thông tin hữu ích về quy trình tháo que tránh thai cũng như các thay đổi của cơ thể sau khi tháo que, các chị em có thêm kiến thức để lựa chọn và sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp cho mình. Nếu như còn câu hỏi về vấn đề tháo que tránh thai hoặc thắc mắc về bệnh phụ khoa, các chị em hãy liên hệ đặt lịch khám tại phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ Khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.

[block id=”7225″]

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs