Nhiều chị em vẫn đang lo lắng và nhầm lẫn về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Tuy nhiên, không phải lúc nào trễ kinh cũng là đang mang thai. Vậy thì làm cách nào để nhận biết cả hai tình trạng này? Cùng tìm hiểu ở bài viết bên dưới:
1. Hiểu đúng về chậm kinh, mang thai
Trước khi tìm hiểu kĩ hơn về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, chúng ta hãy cùng nắm rõ các thông tin về chậm kinh, mang thai là gì nhé!
1.1. Chậm kinh là gì?
Chậm kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt có những dấu hiệu bất thường ở phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ kéo dài từ 28 – 35 ngày. Nếu như quá 35 ngày mà vẫn chưa có kinh nguyệt thì thì được gọi là chậm kinh.
1.2. Mang thai là gì?
Mang thai (hay còn gọi là thai nghén) là tình trạng mang một hay nhiều bào thai bên trong cơ thể người phụ nữ. Thai kỳ thông thường sẽ kéo dài từ 266 ngày tới 294 ngày kể từ ngày cuối cùng của chu kỳ kinh nguyệt.
2. Dấu hiệu nhận biết sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai
Chậm kinh và dấu hiệu mang thai sẽ có sự khác nhau ở những điểm nào? Dưới đây là một số đặc điểm rõ ràng, để bạn có thể nhận biết về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai:
2.1. Chảy máu
Nếu như chưa tới ngày hành kinh, các chị em phụ nữ sẽ không ra máu. Lượng máu sẽ chảy nhiều hơn và ít dần cho đến khi kết thúc hành kinh.
Đặc biệt, hiện tượng chảy máu hành kinh này sẽ rất khó phân biệt với phụ nữ mang thai. Đa số chị em phụ nữ sẽ có hiện tượng xuất huyết khi trứng đã thụ tinh thành công, hay còn gọi là máu báo thai. Hiện tượng này xuất hiện sau từ 7 – 14 ngày kể từ ngày chậm kinh.
Tuy nhiên, lượng máu báo thai sẽ rất ít, có màu nâu đỏ hoặc hồng nhạt và thường xảy ra ngắn ngủi trong 2 – 3 ngày. Vì thế mà chị em sẽ có thể lầm tưởng là hiện tượng hành kinh.
2.2. Buồn nôn
Nếu như trễ kinh thì sẽ không có tình trạng buồn nôn. Nhưng đối với giai đoạn đầu của mang thai thì buồn nôn chính là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất.
Khi mang thai, trong cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra một lượng lớn hormone hCG. Các hormone này làm giãn các cơ trong hệ tiêu hoá, thức ăn bên trong dạ dày sẽ bị đẩy lên thực quản cùng với sự thay đổi vị giác sẽ tạo ra cảm giác buồn nôn.
Triệu chứng buồn nôn sẽ xuất hiện từ tuần thứ 4 – 16 của thai kỳ. Mỗi sớm mai khi thức dậy, bạn sẽ dễ dàng thấy có các triệu chứng buồn nôn kèm theo ói mửa. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ có thai đều buồn nôn.
2.3. Chuột rút
Một số phụ nữ trong những ngày đầu chậm kinh sẽ có cảm giác đau thắt lưng, đau bụng âm ỉ hoặc chuột rút. Cho đến ngày hành kinh đầu tiên thì cơn đau do chuột rút sẽ giảm dần. Tuy nhiên, bạn cũng có thể có các cơn đau do chuột rút ngay khi bắt đầu thai kỳ.
Để giải thích về hiện tượng này, các chuyên gia cho rằng chuột rút xảy ra khi tử cung của người mẹ bị kéo dãn hơn bình thường, gây chèn ép mạch máu. Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn sẽ bị chuột rút trong vài tuần cho đến vài tháng, nhất là buổi tối.
2.4. Đau ngực
Đau ngực là dấu hiệu rất phổ biến của trễ kinh. Do thay đổi nồng độ hormone trong cơ thể, nên hầu hết các chị em phụ nữ đều mắc phải tình trạng đau ngực trước kỳ kinh nguyệt.
Cảm giác bầu ngực căng tức và đau sẽ làm cho chị em không ít phần khó chịu. Cơn đau sẽ thuyên giảm khi lượng progesterone trong cơ thể giảm thấp khi chuẩn bị hành kinh. Tuy nhiên, đau ngực cũng là một trong số những dấu hiệu mang thai ở giai đoạn đầu.
Đau ngực khi mang thai sẽ kèm theo cảm giác âm ỉ và nặng ngực hơn. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu và đau đớn mỗi khi chạm vào ngực. Tình trạng này thường kéo dài trong vòng 7 – 14 ngày kể từ khi thụ thai. Đây chính là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai.
2.5. Thèm ăn
Trong thời gian trễ kinh, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn hơn bình thường, nhất là những món đồ ngọt gây kích thích vị giác. Tuy nhiên, cơn thèm ăn này chỉ kéo dài một vài ngày ngắn ngủi.
Riêng đối với phụ nữ mang thai, tình trạng thèm ăn sẽ kéo dài lâu hơn, thậm chí trong suốt thai kỳ. Các nghiên cứu cho rằng, lượng hormone hCG cao trong thai kỳ sẽ khiến cho một số loại thực phẩm hấp dẫn hơn với phụ nữ.
3. Các triệu chứng chỉ có khi mang thai
Sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai rất khó để phân biệt. Một số dấu hiệu mang thai mà bạn có thể nhận biết rõ rệt như:
- Nội tiết tố thay đổi: do nội tiết tố thay đổi khi mang thai, làn da của người mẹ sẽ bắt đầu bóng dầu và nổi mụn nhiều hơn bình thường.
- Xuất huyết: đây chính là dấu hiệu mang thai dễ dàng nhận biết, thời gian ra máu của người mẹ sẽ trong vòng 2 – 3 ngày.
- Đầu vú sẫm màu: các loại hormone estrogen và progesterone trong cơ thể người mẹ gia tăng mạnh mẽ, khiến cho đầu vú chuyển từ màu hồng sang thâm sạm
- Người mệt mỏi, hay buồn ngủ: hầu như tất cả mọi người mẹ đều phải trải qua giai đoạn mệt mỏi và buồn ngủ. Dấu hiệu này sẽ xuất hiện trong tam cá nguyệt đầu tiên của giai đoạn mang thai.
4. Chậm kinh bao lâu thì có thai?
Việc xác định chính xác thời gian trễ kinh bao lâu thì có thể mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi vì chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, nếu chu kỳ bị trễ từ 5 đến 7 ngày sau khi có quan hệ tình dục, khả năng mang thai là khá cao.
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, thường xảy ra hiện tượng rụng trứng một lần. Nếu trứng gặp may được thụ tinh bởi tinh trùng, nó sẽ phát triển thành hợp tử và di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung. Hiện tượng này dẫn đến sự gia tăng của một loại hormone đặc biệt trong cơ thể gọi là hormone hCG (human Chorionic Gonadotropin).
Mức độ hormone hCG tăng cao là dấu hiệu giúp xác định phụ nữ có mang thai hay không. Hormone này không chỉ có trong máu mà còn xuất hiện trong nước tiểu, vì vậy bạn có thể dùng que thử thai để kiểm tra.
Tuy nhiên, trong vài ngày đầu sau khi trễ kinh, kết quả có thể âm tính giả. Nếu xét nghiệm quá sớm, lượng hCG có thể chưa đủ để cho kết quả dương tính. Kiểm tra lại sau một tuần kể từ khi trễ kinh thường sẽ cho kết quả chính xác hơn.
5. Cách khắc phục tình trạng chậm kinh
Chu kỳ kinh nguyệt được xem là tấm gương phản chiếu rõ nhất tình trạng sức khoẻ của chị em phụ nữ. Điều đó đồng nghĩa với việc hiện tượng chậm kinh cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản. Khi đã phân biệt được sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai, để khắc phục tình trạng chậm kinh, bạn cần lưu ý một số cách sau:
- Ngủ đủ giấc, không thức khuya: giấc ngủ quyết định vai trò rất quan trọng đến chu kỳ kinh nguyệt nói riêng và sức khỏe sinh sản nói chung.
- Thường xuyên tập thể dục: tập thể dục giúp hạn chế nguy cơ gây rối loạn nội tiết tố. Chị em phụ nữ nên cân nhắc những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với sức khỏe của mình.
- Giữ tinh thần thoải mái: tâm trạng tích cực giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất: nên cung cấp đa dạng các loại thực phẩm cho cơ thể, đặc biệt bạn nên ưu tiên bổ sung các loại rau củ quả vào trong thực đơn mỗi ngày. Lưu ý hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ và đồ ăn nhanh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: thường xuyên thăm khám phụ khoa sẽ giúp chị em phụ nữ phát hiện và điều trị sớm những dấu hiệu bệnh bất thường.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: giúp chị em hạn chế tốt nhất các căn bệnh phụ khoa gây trễ kinh.
6. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Không ít chị em phụ nữ hiện nay vẫn luôn nhầm lẫn về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Vì vậy, chị em nên kiểm tra và lắng nghe thật kỹ các dấu hiệu bất thường của cơ thể kịp thời thăm khám. Một số dấu hiệu nổi trội như:
- Trễ kinh
- Chảy máu âm đạo bất thường
- Buồn nôn kéo dài
- Đau bụng dưới
Nếu bị trễ kinh sau khi quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra thử xem mình có đang mang thai hay không.
Trong trường hợp trễ kinh do có thai, bác sĩ sẽ có hướng dẫn và tư vấn tận tình để chăm sóc sức khỏe thai kỳ một cách tốt nhất. Trường hợp trễ kinh nhưng không có thai, sẽ có một số xét nghiệm để xác định được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp, tránh tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn.
Bài viết đã cung cấp các thông tin chi tiết về sự khác nhau giữa chậm kinh và mang thai. Mong rằng, qua những chia sẻ trên, sẽ giúp bạn phân biệt được rõ rệt cả hai tình trang này.
[block id=”6009″]