Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không?

Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không?

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Niêm mạc tử cung mỏng khiến khó thụ thai hoặc tăng nguy cơ sảy thai. Vậy chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm nguy hiểm không?

Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không là thắc mắc của nhiều chị em. Tìm hiểu về chậm kinh cùng những đặc điểm giữa niêm mạc tử cung và quá trình mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chậm kinh là gì? 

Trước khi trả lời câu hỏi “chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có ảnh hưởng gì không?” hoặc “chậm kinh có thai không”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chậm kinh là gì?. 

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ dựa vào sự thay đổi của nội tiết tố trong cơ thể. Hiện tượng này mang tính chu kỳ và thường lặp lại mỗi tháng. Một chu kỳ kinh nguyệt hoàn chỉnh sẽ trải qua sự tăng sinh của các tế bào niêm mạc tử cung (tế bào phủ bên trong tử cung) từ lúc kích thước còn nhỏ cho đến khi kích thước lớn và vỡ ra như đã được lập trình từ trước.

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường được tính từ ngày hành kinh đầu tiên (ngày đầu tiên máu kinh chảy) của chu kỳ này cho đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ ngay phía sau. Khoảng cách giữa hai chu kỳ liên tiếp thường dao động từ 21 đến 35 ngày. 

Chậm kinh là tình trạng ngày hành kinh đến muộn hơn bình thường. Ví dụ, tính từ ngày hành kinh của chu kỳ trước đã hơn 40 ngày mà vẫn chưa xuất hiện chảy máu vùng kín lần nữa thì được gọi là chậm kinh.

Một phụ nữ khỏe mạnh có sức khỏe sinh sản bình thường thì ngày hành kinh thường dao động từ 28-30 ngày và liên tục lặp lại theo chu kỳ. Để theo dõi chính xác những đặc điểm của chu kỳ kinh, chị em nên ghi chép những đặc điểm như:

  • Khoảng cách giữa hai chu kỳ.
  • Thời gian diễn ra hành kinh.
  • Lượng máu chảy – bao lâu phải thay băng vệ sinh, máu chảy chiếm bao nhiêu phần của băng.

2. Nguyên nhân chậm kinh 

Vậy “chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có phải là một dấu hiệu nói rằng phụ nữ đã mang thai không?”. Có một điều đáng buồn rằng, chậm kinh rất dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố nên không thể khẳng định chính xác nếu chỉ dựa vào chỉ số này. Một số nguyên nhân chậm kinh có thể kể tới bao gồm:

  • Mang thai

Chu kỳ kinh nguyệt là một quá trình sinh lý nhằm mục đích chuẩn bị điều kiện tốt nhất cho quá trình mang thai. Trong chu kỳ này, trứng sẽ nhanh chóng phát triển tạo thành noãn có thể kết hợp với tinh trùng để tạo thành hợp tử. 

Khi quá trình này diễn ra, hợp tử sẽ nhanh chóng di chuyển đến tử cung và làm tổ ở đây. Việc làm tổ này sẽ ngăn cản niêm mạc tử cung vỡ ra. Vì vậy, nếu mang thai phụ nữ sẽ không xuất hiện kinh nguyệt trong giai đoạn này.

  • Yếu tố tâm lý

Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho các hormone trong đó có nội tiết tố bị rối loạn. Điều này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

  • Tập luyện thể dục thể thao quá mức

Điều này khiến cơ thể không đủ năng lượng để cung cấp cho các hoạt động. Khi ấy, cơ thể chỉ có thể ưu tiên năng lượng cho những cơ quan có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cơ thể. Như vậy, chất dinh dưỡng đến cơ quan sinh dục sẽ ít đi. Điều này có thể khiến cho kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

  • Ăn kiêng quá mức, suy dinh dưỡng

Ăn kiêng không đúng cách khiến cơ quan sinh dục không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dẫn tới rối loạn chức năng.

  • Thay đổi cân nặng nhanh trong thời gian ngắn

Điều này khiến cơ thể không kịp điều chỉnh chức năng phù hợp, gây nên nhiều tác dụng xấu trong đó có rối loạn nồng độ các hormone sinh dục.

  • Mất cân bằng nội tiết tố

Nội tiết tố bị mất cân bằng ảnh hưởng đến sự thay đổi nhịp nhàng của hormone khiến cho niêm mạc tử cung tăng sinh, hoàn thiện và chết đi khác với sinh lý bình thường. Điều này có thể gây ra tình trạng chậm kinh ở phụ nữ.

  • Bệnh phụ khoa

Một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến tử cung, buồng trứng đa nang có thể tác động tiêu cực đến nội tiết tố cũng như khả phóng noãn của buồng trứng (cơ quan dự trữ trứng của cơ thể). Mặt khác, các cấu trúc phát triển ở tử cung cũng sẽ ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của các tế bào niêm mạc khiến kinh nguyệt bị ảnh hưởng.

  • Bệnh tuyến giáp

Tuyến giáp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiết ra các hormone sinh dục. Điều này có thể dẫn tới rối loạn nội tiết tố gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt.

  • Thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể tác động và phá vỡ sự nhịp nhàng của nội tiết tố trong cơ thể.

  • Kháng sinh

Kháng sinh là con dao hai lưỡi. Vừa tiêu diệt được vi khuẩn có hại nhưng đồng thời cũng khiến cho hệ vi sinh vật ở cơ quan sinh dục thay đổi. Việc này có thể dẫn tới tình trạng thay đổi nội tiết tố khiến quá trình rụng trứng (trứng phát triển thành noãn có khả năng thụ tinh) bị cản trở và làm rối loạn chu kỳ kinh.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chậm kinh
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra chậm kinh

3. Mối liên hệ giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai 

Việc tìm hiểu mối liên hệ giữa niêm mạc tử cung và sự thụ thai sẽ phần nào giải thích được câu hỏi “chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không?”.

Tử cung là cơ quan hình quả lê có chức năng điều tiết máu chảy trong chu kỳ kinh và là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Niêm mạc tử cung là lớp tế bào trên cùng lót ở mặt trong tử cung. 

Độ dày của lớp tế bào này thay đổi theo các thời điểm của chu kỳ kinh, tuổi tác cũng như phụ thuộc vào việc chị em có đang mang thai hay không. Cụ thể độ dày niêm mạc tử cung có thể xuất hiện những biến đổi như sau:

  • Sau hành kinh: các tế bào bắt đầu tăng sinh và phát triển. Thời điểm bắt đầu rụng trứng, độ dày niêm mạc đo được dao động từ 8-12mm.
  • Nếu xảy ra hiện tượng thụ thai: khi trứng và tinh trùng tạo thành hợp tử sẽ gửi tín hiệu khiến niêm mạc tử cung tăng sinh mạnh để tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tử đến và làm tổ (tạo thành gai rau để hấp thu chất dinh dưỡng từ mẹ).
  • Nếu không xảy ra hiện tượng thụ thai: niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được đẩy ra ngoài tạo nên ngày hành kinh mỗi tháng ở phụ nữ.

Niêm mạc tử cung có độ dày quá nhỏ sẽ khiến cho thai không thể bám và hấp thu đầy đủ chất dinh dưỡng. Điều này dễ dẫn tới sảy thai hoặc suy dinh dưỡng bào thai. Nếu niêm mạc tử cung quá dày, thai nhi sẽ khó bám vào tử cung và khiến cho thai làm tổ ở tử cung không thành công. Sự việc này xảy ra cũng khiến quá trình mang thai không thành công.

4. Độ dày của niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường? 

Độ dày của niêm mạc tử cung ở mỗi giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt là khác nhau. Vì vậy, tình trạng chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có phải là một dấu hiệu cảnh báo bệnh lý hay không thì còn phải phụ thuộc niêm mạc tử cung đang ở giai đoạn nào của kỳ kinh. Cụ thể là:

Giai đoạn Đặc điểm Độ dày
Vừa hết hành kinh Niêm mạc bắt đầu tái tạo 2-4mm
Trước rụng trứng Niêm mạc vẫn đang trong giai đoạn tăng sinh 11mm
Sau rụng trứng 12-16mm
Thời điểm rụng trứng Tối ưu 8-12mm
Mãn kinh (không còn chu kỳ kinh nguyệt) Nhỏ hơn 4mm
Mãn kinh (không còn chu kỳ kinh nguyệt) Đang dùng liệu pháp hormone (cung cấp hormone từ bên ngoài) 15mm

Lưu ý, độ dày niêm mạc tử cung sẽ được đo trong quá trình siêu âm nên chị em có thể xin giải đáp của bác sĩ về tình trạng này để tránh những lo lắng không cần thiết.

Niêm mạc tử cung được xác định chủ yếu dựa vào siêu âm
Niêm mạc tử cung được xác định chủ yếu dựa vào siêu âm

5. Chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có đáng lo không? 

Trước khi trả lời câu hỏi chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không, bạn cần phải biết rằng sự biến đổi của niêm mạc tử cung có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là:

  • Niêm mạc tử cung bình thường dày khoảng từ 7-8m.
  • Giai đoạn đầu chu kỳ kinh, sau khi hành kinh là lúc niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3-4mm.
  • Giai đoạn trứng rụng, độ dày niêm mạc tử cung khoảng từ 8-12mm.
  • Ở cuối chu kỳ niêm mạc tử cung dày có thể lên tới 12-16mm.

Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 8-16mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy trứng và tinh trùng đã kết hợp với nhau. Thế nên khi niêm mạc tử cung dày khoảng 9mm và thử que 2 vạch thì có thể khẳng định chị em đã mang thai. Chỉ số độ dày niêm mạc tử cung như thế này là rất phù hợp để cho thai phát triển.

Một số trường hợp tuy đã thụ thai nhưng niêm mạc tử cung lại quá mỏng thường dưới 8mm thì khả năng trứng đã thụ tinh di chuyển từ vòi trứng (là nơi diễn ra quá trình thụ tinh) về buồng tử cung (nơi thai nhi phát triển) cũng gặp khó khăn. Trường hợp trứng có thể về tới tử cung cũng rất khó trong việc bám sâu vào lớp niêm mạc để hấp thu chất dinh dưỡng, dễ dẫn tới sảy thai, thai chết lưu.

6. Dấu hiệu mang thai 

Mang thai chứng kiến sự thay đổi về kinh nguyệt cũng như cơ thể của mẹ. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu gợi ý mang thai sau, các mẹ có thể thử thai để chắc chắn rằng mình đang mang thai. Việc này giúp mẹ có những biện pháp chăm sóc em bé tốt nhất:

  • Chậm kinh: là dấu hiệu gợi ý trứng đã bắt đầu làm tổ ở tử cung. Tuy nhiên, dấu hiệu này chỉ áp dụng với những chị em có kinh nguyệt đều đặn, còn những chị em kinh nguyệt không đều thì tình trạng này sẽ không điển hình.
  • Chảy máu bào thai: khi làm tổ thành công, máu bào thai sẽ xuất hiện. Máu này màu hồng chứ không phải màu đỏ tươi như máu kinh.
  • Sưng và đau vú: lượng hormone tăng lên nhanh chóng trong những tuần sau khi mang thai có thể khiến cho vú bị kích thích dẫn đến tình trạng sưng đau.
  • Đau bụng âm ỉ: đây là triệu chứng mà nhiều người  sẽ bỏ qua vì dễ nhầm lẫn với đau bụng kinh hoặc tình trạng rối loạn tiêu hóa. Tình trạng đau bụng này thường gặp ở ngày thứ 10 – 14 sau thụ tinh.
  • Buồn nôn và nôn: các giác quan trong cơ thể trong quá trình mang thai bị ảnh hưởng rất nhiều đặc biệt là vị giác và khứu giác trở nên rất nhạy cảm với thức ăn. Điều này giải thích vì sao phụ nữ mang thai có thể xuất hiện ốm nghén.
  • Tâm trạng thất thường: sự thay đổi đột ngột của nội tiết tố có thể chi phối tâm trạng của nhiều chị em. Điều này giải thích được những sự thay đổi thất thường của phụ nữ mang thai.

Vì vậy, tình trạng chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm thì chị em hoàn toàn có thể nghĩ rằng mình đang mang thai. Lúc này, mọi người nên thử que hoặc thử máu theo hướng dẫn của bác sĩ để xác định chính xác nhất.

7. Các phương pháp xác định mang thai 

Mặc dù, chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm là một dấu hiệu chỉ báo có thai nhưng để xác định xem một phụ nữ có mang thai hay không thì có rất nhiều biện pháp chính xác như:

7.1. Que thử thai 

Que thử thai giúp xác định hàm lượng beta-HCG trong nước tiểu. Đây là hormone xuất hiện nhiều  trong cơ thể phụ nữ trong quá trình mang thai và có xu hướng tăng nhanh trong những tuần đầu. Kết quả thu được chính xác tới 97%. Sau khi quan hệ tình dục không an toàn từ 7-14 ngày, nồng độ hormone beta-HCG sẽ tăng nhanh, lúc này chị em có thể thử que để xác định xem mình có mang thai hay không. 

Một số yếu tố có thể ảnh hưởng tới sự chính xác của que thử thai là:

  • Thời điểm thực hiện.
  • Thời điểm đọc kết quả.
  • Chất lượng que thử.
  • Mẹ có xuất hiện các biến chứng của thai kỳ hay không.

7.2. Xét nghiệm máu

Ngoài tồn tại trong nước tiểu, beta-HCG tăng khá nhanh trong máu vào những tháng đầu của thai kỳ. Kết quả của phương pháp này chính xác hơn cả que thử thai lên tới 100%. Thời gian có kết quả dài hơn khi sử dụng que thử thai (thường mất 90 phút) nhưng đây là phương pháp giúp phát hiện sớm nhất mẹ có mang thai hay không. Mặt khác, xét nghiệm máu có thể phát hiện được phụ nữ có thai sớm hơn que thử thai.

Vì điều này, thử máu vẫn là một phương pháp được lựa chọn để xác định xem phụ nữ có mang thai không. Đặc biệt các bác sĩ sẽ chỉ định trong những trường hợp cần phải lấy máu để hỗ trợ cho những chẩn đoán khác.

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xác định mang thai hiệu quả
Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp xác định mang thai hiệu quả

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về chậm kinh niêm mạc tử cung dày 9mm có sao không? Chậm kinh là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra và mang thai chỉ là một trong số đó. Vì vậy, nếu mắc chậm kinh trong thời gian dài, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

[block id=”6028″]

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs