Bụng bầu 1 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Bụng bầu 1 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Chị em mang thai lần đầu luôn có những câu hỏi về sự thay đổi cơ thể khi bụng bầu 1 tháng. Vậy những dấu hiệu đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Khi mới có thai 1 tháng đầu, cơ thể bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi tâm sinh lý. Vì vậy, chị em có bụng bầu 1 tháng sẽ tự hỏi thế nào là dấu hiệu mang thai bình thường. Cùng BS CKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu qua bài viết nhé!

1. Cơ thể thay đổi như thế nào khi bầu 1 tháng?

Hầu hết các thay đổi đầu tiên đều nằm bên trong cơ thể, chủ yếu do sự tăng giảm của nội tiết tố. Chính vì thế, phần lớn các bà mẹ đều chưa cảm nhận được sự hình thành rõ rệt của thai nhi. Lúc này, hình ảnh bụng bầu 1 tháng không có nhiều thay đổi, chưa to lên. 

Sự thay đổi của bụng bầu 1 tháng
Sự thay đổi của bụng bầu 1 tháng

2. Dấu hiệu thường thấy khi bầu 1 tháng đầu

Trong 1 tháng đầu mang thai, các bà mẹ sẽ cảm nhận sự thay đổi về mặt sinh lý lẫn cảm xúc khi cơ thể đang thích nghi để đón chào sự xuất hiện của một sinh linh mới. Việc xuất hiện những dấu hiệu mang thai sẽ là một trải nghiệm mới lạ, đặc biệt là các chị em phụ nữ có thai lần đầu. Sau đây là những dấu hiệu bầu 1 tháng các chị em có thể nhận biết: 

  • Chậm kinh (trễ kinh)

Đây là một trong những dấu hiệu sớm nhất báo hiệu chị em có khả năng đã mang thai. Lúc này, trứng và tinh trùng đã gặp nhau và thụ tinh thành công trong cổ tử cung nên không còn xuất hiện tượng hành kinh. 

Tuy nhiên, chậm kinh cũng có thể gây ra do nhiều nguyên nhân khác như: tăng cân, stress quá mức,… Vì vậy, để xác định mình có mang thai hay không, các bà mẹ trẻ có thể sử dụng que thử thai hoặc làm xét nghiệm hCG máu ở các cơ sở khám chữa bệnh để xác định chính xác nhất.

  • Buồn nôn

Chị em có bụng bầu 1 tháng có thể bắt đầu các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, nôn mửa,… Đây là những dấu hiệu đầu tiên của cơn ốm nghén xuất hiện trong thai kỳ do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Đối với chị em mang thai lần đầu, đây có thể là trải nghiệm hơi khó chịu do chị em sẽ trở nên “nhạy cảm” hơn so với thường ngày. Tình trạng nghén thường bắt đầu từ tuần thai thứ 6 và thường kết thúc vào cuối quý 1 thai kỳ, tương ứng với nồng độ hCG tăng cao trong máu ở giai đoạn này.

  • Căng tức ở bụng

Trong vòng 1 tháng mang bầu, bụng của các bà bầu sẽ hơi cảm giác như bị chuột rút nhẹ, kèm theo đó là những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng. Tuy nhiên, chị em bụng bầu 1 tháng đừng quá lo lắng vì đây là những dấu hiệu bình thường khi mang thai tháng đầu tiên. 

Ở giai đoạn này, hầu hết các dấu hiệu thay đổi đều nằm bên trong cơ thể nên các chị em bụng bầu 1 tháng vẫn thoải mái diện đồ đi chơi do chưa có sự thay đổi vòng bụng rõ rệt.

3. Hình ảnh bụng bầu 1 tháng

Trong vòng 1 tháng đầu tiên, bụng của chị em phụ nữ vẫn chưa có sự thay đổi rõ rệt. Do đó, chị em nào mới có bụng bầu 1 tháng đừng quá lo lắng về sự thay đổi ngoại hình của mình. Tuy nhiên, đây là thời điểm nội tiết tố bên trong cơ thể bắt đầu thay đổi nên các chị em hãy để ý sức khỏe. Ngoài ra, việc thay đổi bụng bầu cũng tùy vào cơ địa của mỗi bà mẹ, không dựa trên một tiêu chuẩn so sánh nào cả. 

Sự thay đổi của vòng bụng 1 tháng mang bầu
Sự thay đổi của vòng bụng 1 tháng mang bầu
Hình ảnh bụng bầu 1 tháng ở các mẹ bầu khác nhau 
Hình ảnh bụng bầu 1 tháng ở các mẹ bầu khác nhau

4. Phân biệt bụng mỡ và bụng bầu

Tại thời điểm bụng bầu 1 tháng, sự thay đổi của vòng bụng vẫn chưa rõ ràng. Chính vì thế, nhiều mẹ bầu vẫn lầm tưởng rằng có thể do ăn quá nhiều dẫn đến sự khác thường của bụng. 

Sau đây là một số đặc điểm giúp các mẹ phân biệt được sự khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ: 

  • Sự thay đổi kích thước theo thời gian

Qua thời gian, bụng bầu sẽ có sự tăng kích thước dần dần trong khi bụng mỡ thì không. Điều này thấy rõ nhất ở tháng thứ 3 khi mà bụng bầu có sự thay đổi kích thước rõ rệt. 

  • Sự thay đổi về hình dạng của bụng

Bụng bầu không có ngấn, hình dạng bụng là căng tròn và không có biến dạng khi các mẹ bầu ngồi xuống. Đối với bụng mỡ thì có nhiều kiểu bụng mỡ: béo bụng trên, béo bụng dưới hay béo 2 bên hông. Khi chạm vào, bụng mềm, có xu hướng chảy xệ. Ngoài ra, bụng rất dễ biến dạng khi ngồi, có phần phình lên và lộ ngấn mỡ. 

  • Vết rạn ở phần bụng dưới

Đây là đặc điểm nhận dạng rõ rệt nhất. Vào những tháng cuối thai kỳ, phía dưới rốn có sự xuất hiện của các vết rạn da hồng hoặc tím. Đây là dấu hiệu cho thấy phần da bị căng giãn quá mức. Tuy nhiên ở người béo bụng sẽ không thấy điều đó. 

Quay lại với thời điểm bụng bầu 1 tháng, lúc này bụng không có khác biệt nhiều so với lúc bình thường. Hầu hết các bà mẹ chỉ cảm nhận được có sự căng tức bụng dưới do thai đang trong quá trình làm tổ. Chính vì thế, để biết chính xác, các mẹ hãy đợi đến tháng tiếp theo hoặc dựa vào các kỹ thuật hiện đại để xác định rõ. 

5. Sự phát triển của thai nhi trong 1 tháng đầu tiên

Tại cột mốc bụng bầu 1 tháng, mẹ bầu không cảm thấy sự khác biệt rõ rệt của vòng bụng. Tuy nhiên ở bên trong, phôi thai đang cố gắng bám vào thành cổ tử cung. Tại thời điểm này, thai nhi mới chỉ có kích thước 2mm, tương đương bằng một hạt vừng. Em bé của mẹ tuy rằng chưa có nội tạng hoàn chỉnh, nhưng đã có sự phát triển và phân lớp như sau: 

  • Lớp ngoại bì: Phần ngoài cùng của bào thai. Đây là nơi hình thành của hệ thần kinh, tóc, tuyến vú và men răng của thai nhi.
  • Lớp trung bì: Đây là vị trí hình thành các cơ quan như: tim, thận, bộ phận sinh dục, cơ bắp và xương.
  • Lớp nội bì: Lớp trong cùng của phôi thai, hình thành hệ tiêu hóa, cơ quan hô hấp hay gan của thai nhi. 

Tại thời điểm 4 tuần thai, màng ối và túi noãn hoàng cũng được phát triển nhanh chóng. Đây chính là các cơ quan giúp bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai cho các giai đoạn sau của thai nhi. 

Nếu dùng đầu dò siêu âm đường âm đạo có thể phát hiện được sớm nhất tim thai từ cuối tuần thứ 4, đầu tuần thứ 5 bên cạnh hình ảnh có túi ối và túi noãn hoàng.

Minh họa phôi thai khi bụng bầu 1 tháng
Minh họa phôi thai khi bụng bầu 1 tháng

6. Lưu ý chăm sóc mẹ bầu 1 tháng đầu

Một tháng đầu mang thai luôn là những trải nghiệm mới lạ cho các bà mẹ trong quá trình chào đón một sinh linh ra đời. Đặc biệt, đối với những bà mẹ mang thai lần đầu, giai đoạn bụng bầu 1 tháng này chắc chắn sẽ có những bỡ ngỡ, thử thách chuẩn bị cho lần đầu sinh con. Vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho một thiên thần bé nhỏ sắp chào đời, sau đây là các cách chăm sóc bà bầu 1 tháng đầu cho các chị em: 

  • Lắng nghe cơ thể

Bạn hãy bắt đầu để ý đến cơ thể của mình, đặc biệt nếu có những dấu hiệu, triệu chứng khác thường trong quá trình mang thai, nhất là khi những ngày tháng sắp tới cơ thể của chị em sẽ trở nên khác biệt hơn.

  • Thay đổi lối sống

Chị em hãy bắt đầu áp dụng chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục, bổ sung các loại vitamin, chất dinh dưỡng có lợi cho các bà mẹ mang bầu. Trong quá trình tập thể dục, các mẹ lưu ý tập thể dục nhẹ nhàng và tránh các động tác nhảy, ngồi xổm,… 

Ngoài ra, không cầu thang và với tay lên cao, hạn chế các thực phẩm cay nóng cũng như ngủ đủ giấc chuẩn bị cho các tháng sắp tới. Việc thay đổi một lối sống lành mạnh đều có lợi cho cả mẹ và con và nên được áp dụng từ những tháng đầu tiên mang bầu.

  • Khám thai định kỳ

Các bạn nên đến gặp bác sĩ để khám thai định kỳ. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi và lắng nghe những nhận định, lời khuyên của bác sĩ chắc chắn sẽ giúp ích cho quá trình chăm sóc mang thai của chị em. 

  • Tìm hiểu về thai kỳ

Bạn hãy trang bị kiến thức về quá trình mang thai để hiểu biết, nắm rõ và tránh được những bất lợi trong thai kỳ. Từ những tháng đầu tiên mang bầu, các bà mẹ bụng bầu 1 tháng nếu được có thể lên trên mạng tìm hiểu sách báo, website hay tham gia các lớp học về thai kỳ để tự bổ sung cho bản thân.

7. Bầu 1 tháng thấy đau bụng có nguy hiểm không?

Kích thước bụng bầu 1 tháng chưa có sự thay đổi rõ rệt
Kích thước bụng bầu 1 tháng chưa có sự thay đổi rõ rệt

Mặc dù triệu chứng cơ thể thay đổi trong vòng 1 tháng đầu  là một trải nghiệm các mẹ ai cũng phải trải qua, không ít các mẹ chia sẻ rằng họ thường cảm thấy có cơn đau âm ỉ ở vùng bụng dưới nên lo lắng không biết cơn đau nguy hiểm không? Trước tình trạng như thế, bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan có những chia sẻ về kiến thức về các cơn đau thường gặp lúc bụng bầu 1 tháng như sau:

7.1. Đau bụng 1 tháng sinh lý

Đây là những cơn đau bình thường trong 1 tháng đầu tiên, các cơn đau bụng này sẽ không gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé trong bụng. Các mẹ cũng cảm thấy các dấu hiệu bụng bầu 1 tháng hay trải qua như sau: 

  • Đau nhói bụng dưới

Tại thời điểm bụng bầu 1 tháng đầu tiên, các mẹ có thể cảm nhận triệu chứng đau nhói vùng bụng dưới. Nếu tình trạng chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi tự biến mất, không thường xuyên thì các bà mẹ không cần lo vì đây là hiện tượng phôi thai di chuyển về tử cung

  • Đi cầu ra kèm chút máu

Các bà mẹ cũng sẽ gặp tình trạng đi cầu kèm chút máu trong 1 tháng đầu mang thai. Tuy nhiên, nếu lượng máu chỉ khoảng 1-2 giọt và có màu đỏ tươi, đỏ hồng hay nâu sẫm thì có thể là dầu hiệu các mẹ đã có em bé. Những giọt máu này có tên gọi là máu báo, xuất hiện khi thai bám vào tử cung.

7.2. Đau bụng 1 tháng bệnh lý

Tuy nhiên, ngoài trừ các dấu hiệu trên, các mẹ cũng cần phải để ý các triệu chứng bất thường sau khi bụng bầu 1 tháng: 

  • Đau bụng do sảy thai

Trong tháng đầu tiên mang bầu, nếu các mẹ sẽ có những cơn đau dữ dội như đau bụng kinh, chuột rút hay chảy máu âm đạo và cơn đau này từ âm ỉ mà tăng dần mức độ đau lên, rất có thể các mẹ đã bị sảy thai. Chính vì thế, nếu các mẹ cảm nhận được dấu hiệu này hãy liên hệ bác sĩ ngay có thể.

  • Đau bụng do thai ngoài tử cung

Trong một số trường hợp, thai sẽ nằm ngoài vị trí tử cung như ở vòi trứng. Điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho các mẹ và thai nhi nếu không phát hiện sớm. Nếu các bà mẹ cảm nhận được cơn đau dữ dội ở bên trái hoặc bên phải vùng bụng dưới, cần phải thăm khám lập tức vì thai có thể nằm 1 trong 2 vòi trứng! 

Tóm lại, hình ảnh bụng bầu 1 tháng chưa có nhiều thay đổi so với trước khi mang thai. Khi mang thai tháng đầu tiên, nhiều mẹ bầu vẫn chưa biết bản thân đang mang thai. Vì vậy, chị em nên theo dõi những thay đổi của cơ thể để kịp thời kiểm tra bản thân đang mang thai không.

[block id=”6044″]

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs