Thực hư uống vitamin e bị rong kinh

Thực hư uống vitamin e bị rong kinh

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Uống vitamin E có bị rong kinh không? Vitamin E là một loại vitamin có nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên, nhiều chị em lo lắng chất này gây rong kinh nên băn khoăn khi sử dụng. 

Nhiều chị em khi sử dụng vitamin E gặp hiện tượng máu kinh ra nhiều. Vậy uống vitamin E bị rong kinh có đúng hay không? Hãy cùng BSCKII Lê Thị Quyên tìm hiểu trong ngày hành kinh có nên uống vitamin E không qua bài viết dưới đây nhé!

1. Công dụng của vitamin E với sức khỏe phụ nữ

Cơ thể mỗi người đều không thể thiếu vitamin E do đây là vitamin quan trọng trong nhiều hoạt động của cơ thể như:

  • Giảm quá trình oxy hóa của cơ thể, ngăn sự ảnh hưởng của các gốc tự do đến những cơ quan trong cơ thể.
  • Giảm nguy cơ xuất hiện các bệnh lý như nhồi máu cơ tim (tắc mạch máu ở tim), xơ vữa động mạch (các mạch máu bị xơ vữa làm chậm dòng chảy của mạch máu), tai biến mạch máu não (mạch máu não bị tắc khiến não không được cung cấp oxy đầy đủ).
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (bệnh suy giảm trí nhớ ở người già), đục thủy tinh thể (thủy tinh thể không còn trong suốt).
  • Tăng nhanh việc sản xuất hồng cầu của cơ thể.
  • Tăng cường quá trình dẫn truyền thần kinh, nâng cao trí nhớ.
  • Nâng cao khả năng bảo vệ của làn da, giúp da luôn tươi sáng.
  • Tạo điều kiện tốt nhất cho thai nhi phát triển.
  • Giảm nguy cơ xuất hiện sinh non, sảy thai hay rối loạn hormone sinh dục sau khi sinh.
Vitamin E tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển
Vitamin E tạo điều kiện tốt cho thai nhi phát triển

2. Vitamin E ảnh hưởng thế nào tới chu kỳ kinh nguyệt?

Vitamin E có tác dụng tuyệt vời trong việc cân bằng nội tiết tố nữ. Cụ thể, vitamin E giúp tăng sinh nội tiết tố estrogen, cải thiện tình trạng chu kỳ kinh nguyệt không đều, đồng thời làm giảm các triệu chứng khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt và đau bụng kinh. 

Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng trong giai đoạn tiền mãn kinh, hỗ trợ trong quá trình sản sinh nội tiết tố và cân bằng chu kỳ kinh nguyệt.

3. Uống vitamin E bị rong kinh không?

Uống vitamin e bị rong kinh không? Rong kinh là tình trạng thời gian máu chảy trong chu kỳ kinh nguyệt lớn hơn 7 ngày. Uống vitamin E bị rong kinh là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Vitamin E không những tham gia vào các hoạt động của cơ thể mà còn giúp điều hòa kinh nguyệt. Cụ thể:

  • Điều hòa quá trình co bóp tử cung (cơ quan hình quả lê,), từ đó làm giảm đau bụng kinh trong những ngày đèn đỏ.
  • Kích thích điều tiết hormone estrogen qua đó giúp tái tạo tế bào nội mạc tử cung (tế bào bên trên cùng của tử cung), kiểm soát kinh nguyệt chảy ra ngoài.
  • Giảm các triệu chứng đau đầu, đau tức vùng ngực trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm tình trạng rong kinh.
Uống vitamin E bị ra máu là quan điểm sai lầm
Uống vitamin E bị ra máu là quan điểm sai lầm

4. Cách dùng vitamin E để cải thiện rong kinh

Mặc dù, vitamin E không thể giúp điều chỉnh trực tiếp chu kỳ kinh nguyệt nhưng chất này cũng có thể giúp cải thiện tình trạng rong kinh. Vậy trong ngày hành kinh có nên uống vitamin E không? Do không có khuyến cáo nào nói về vấn đề sử dụng vitamin E trong thời kỳ hành kinh sẽ ảnh hưởng đến người uống nên chị em không cần lo lắng về vấn đề này.

Mỗi người sẽ có liều lượng bổ sung khác nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng, chị em nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn. Hàm lượng sử dụng với từng đối tượng được khuyến cáo như sau:

  • Từ 14 tuổi trở lên: 15mg/ngày.
  • Phụ nữ mang thai: 15mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 19mg/ngày.

Vitamin E là vitamin tan trong dầu. Do đó, để tăng cường mức độ hấp thu chất này của cơ thể, chị em có thể kết hợp vitamin E trong bữa ăn có dầu ăn hoặc chất béo có nguồn gốc thực vật.

Khi muốn uống vitamin E, chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ
Khi muốn uống vitamin E, chị em nên hỏi ý kiến của bác sĩ

5. Dùng vitamin E gây ra những tác dụng phụ nào?

Mặc dù, uống vitamin E bị ra máu là khẳng định không có căn cứ. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều thực phẩm chức năng này có thể dẫn tới các biến chứng như:

  • Mệt mỏi.
  • Suy giảm thị lực.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Nôn.
  • Phát ban da.
  • Suy giảm thị lực.
  • Choáng váng.
  • Ngất xỉu.
  • Dễ chảy máu.

Các triệu chứng của việc thừa vitamin E sẽ biến mất nếu ngừng uống. Trong trường hợp lạm dụng trong thời gian dài, điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng, ảnh hưởng không tốt đến khả năng chống oxy hóa của cơ thể. 

Ngoài ra, việc uống vitamin E với aspirin có thể ảnh hưởng tới quá trình kết tập của tiểu cầu. Điều này khiến cho quá trình đông máu diễn ra dài hơn, làm tăng nguy cơ chảy máu của cơ thể.

6. Lời khuyên của bác sĩ khi dùng vitamin E

Mặc dù vitamin E rất tốt cho cơ thể nhưng nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, chị em nên tuân thủ những lưu ý sau:

  • Uống vitamin E kèm theo bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin E như rau màu xanh, ngũ cốc, trứng, thịt cá, dầu thực vật.
  • Bổ sung vitamin E kèm theo chất béo để tăng khả năng hấp thụ.
  • Nên sử dụng vitamin E tối đa trong vòng 1-2 tháng rồi ngưng một thời gian mới tiếp tục bổ sung.
  • Chỉ những người được bác sĩ chỉ định mới nên bổ sung vitamin E bằng thực phẩm chức năng. Những người khác chỉ nên ăn những thực phẩm cung cấp vitamin E hàng ngày.
  • Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên liên hệ các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “uống vitamin e bị rong kinh không?”. Vitamin E có tác dụng tuyệt vời trong  điều hòa kinh nguyệt nhưng chị em cần phải cân nhắc uống theo chỉ định của bác sĩ để tránh biến chứng xảy ra. 

[block id=”6028″]

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs