Đốt sùi mào gà có tái phát không? Nguyên nhân và cách phòng tránh là gì? Cùng xem chia sẻ của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trong bài viết này nhé.
1. Bệnh nhân tái phát sùi mào gà sau 2 tháng đốt
Vào ngày 23/03/2024, Phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiếp nhận 01 trường hợp, chị Trần T.T, 30 tuổi. Chị đến khám với lý do xuất hiện nốt sùi ở âm hộ, đau rát và xót khi đi tiểu. Khoảng 02 tháng trước, chị cũng có những biểu hiện như trên, đã đi khám và được đốt sùi tại phòng khám gần nhà nhưng đợt này các triệu chứng lại xuất hiện trở lại.
Tiền sử: PARA 1011 (01 lần sinh mổ năm 20). Chị T cho biết chị chưa tiêm phòng HPV, quan hệ 1 vợ 1 chồng.
Qua thăm khám bác sĩ cho biết::
- Âm hộ: Môi lớn và môi bé có nốt sùi ở vị trí 6-8h, nốt sùi ở vị trí 6h có điểm trợt loét.
- Âm đạo: Có ít khí hư đục
- Cổ tử cung: Bình thường.
- Phần phụ: Bình thường
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho chị T làm xét nghiệm định tuýp HPV, sàng lọc ung thư cổ tử cung, cho kết quả HPV dương tính type 6, 16 và type gây ung thư cổ tử cung.
2. Kế hoạch điều trị
Kết luận: Qua quá trình hỏi bệnh, thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu đánh giá, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đưa ra chẩn đoán cho chị T: Papilloma âm hộ – Theo dõi HPV hay còn gọi với tên khác Sùi mào gà sinh dục.
Do đó, bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị ở bệnh nhân này là sử dụng Acyclovir kết hợp đường uống và bôi thuốc. Sau khi vết loét lành, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng để tiến hành đốt nốt sùi.
3. Đốt sùi mào gà có tái phát không – Nguyên nhân và cách phòng tránh
3.1. Bàn về ca bệnh
Ở trường hợp trên, bệnh nhân và rất nhiều chị em thắc mắc với bác sĩ: Tại sao đã chắc chắn quan hệ 1 vợ 1 chồng nhưng vẫn bị sùi mào gà? BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ: Như mọi người đều biết bệnh phần lớn lây truyền qua đường quan hệ tình dục (chiếm 70%), đặc biệt là do quan hệ tình dục không an toàn (quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp bảo vệ như bao cao su,…) hoặc quan hệ với người nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh còn có thể lây lan qua các con đường khác như:
- Do lây truyền qua đường mẹ con: do người mẹ nhiễm bệnh trong khi sinh con hoặc sau khi sinh con (18%)
- Qua vết thương hở, tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh (9%)
- Qua tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng mang mầm bệnh như khăn mặt, quần áo,…(3%)
3.2. Nguyên nhân giải thích cho tình trạng sùi mào gà bị tái phát
- Khi HPV xâm nhập, cơ thể không có kháng thể kháng lại virus này và cũng không thể kích thích sản sinh kháng thể. Vì vậy, hiện nay đa số các phương pháp điều trị là loại bỏ triệu chứng bên ngoài của sùi mào gà, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn được virus HPV.
- Trong quá trình đốt sùi mào gà nếu không loại bỏ tận gốc, các tế bào bệnh còn sót lại trên da và xung quanh mụn sùi. Sau một thời gian, chúng sẽ phát triển trở lại và gây tái phát bệnh.
- Bệnh tái phát có thể do suy giảm hệ miễn dịch. Những người hệ miễn dịch suy giảm (HIV, các bệnh mạn tính suy gan, suy thận, đái tháo đường, ung thư…) thì tỉ lệ tái phát bệnh sẽ cao hơn rõ rệt, diện tích của tổ chức các nốt sùi cũng tăng lên, lượng virus cũng tăng lên.
- Khi tâm lý người bệnh có những thay đổi tiêu cực ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống như: ăn uống không ngon miệng, rối loạn giấc ngủ, căng thẳng, lo lắng,… Điều này làm cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm tạo điều kiện cho các nốt sùi sẽ mọc lại.
- Việc sử dụng các chất kích thích thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến cho việc đốt sùi mào gà mà vẫn bị tái phát. Các chuyên gia cho biết, các chất kích thích ảnh hưởng đến sự sản sinh tế bào lympho, là tế bào liên quan đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Đây là điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển trở lại.
Tóm lại, theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, nguyên nhân gây ra sùi mào gà bị tái phát có thể là do phương pháp thực hiện điều trị chưa đúng cách, thể trạng yếu và chăm sóc trong quá trình hồi phục không tốt.
Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà
Tóm lại, virus HPV có thể gây bệnh là do chị em chưa ý thức cách phòng tránh bệnh và bảo vệ sức khỏe. Dưới đây,BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan đưa ra các biện pháp giúp phòng tránh bệnh sùi mào gà:
- Sinh hoạt tình dục lành mạnh.
- Tiêm vacxin phòng virus HPV.
- Lối sống, sinh hoạt khoa học.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
4. Lời dặn từ bác sĩ
Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như các phòng tránh sùi mào gà. Từ đó, chị em cần tuân thủ các biện pháp phòng tránh, có lối sống khoa học, tiêm phòng vacxin HPV để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.
Qua đây, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan chia sẻ thêm: Đốt sùi mào gà có tái phát không còn phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng bệnh nhân, trang thiết bị của cơ sở y tế và kinh nghiệm của bác sĩ chuyên khoa.
Do vậy, chị em khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bệnh, chị em nên tìm đến địa chỉ thăm khám uy tín để được bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương với hàng chục năm kinh nghiệm, là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều chi em lựa chọn. Chị em hãy đặt lịch khám qua đây để được bác sĩ thăm khám và điều trị ngay nhé.