Ra máu âm đạo và ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị

Ra máu âm đạo và ngứa: Nguyên nhân, cách điều trị

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về chủ đề nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng ra máu âm đạo và ngứa.

Ra máu âm đạo và ngứa là vấn đề phụ khoa thường gặp nguyên nhân gây triệu chứng này thường đa dạng, từ thói quen sinh hoạt hàng ngày đến các bệnh lý liên quan. Trong bài viết này giúp chúng ta hiểu hơn về nguyên nhân và cách điều trị tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây ngứa âm đạo

Ngứa vùng kín ở phụ nữ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm thói quen sinh hoạt và các bệnh phụ khoa.

Thói quen sinh hoạt không phù hợp có thể gây viêm âm đạo. Mặc quần lót quá chật có thể tạo ra một môi trường ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, gây ngứa và khó chịu. Việc sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần gây mẫn cảm hoặc dị ứng với một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây ngứa âm đạo.

Ngoài ra, các bệnh lý phụ khoa cũng có thể gây ra máu âm đạo và ngứa. Viêm nấm âm đạo là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất. Viêm nấm âm đạo có thể do nhiều loại nấm Candida, trùng roi hoặc vi khuẩn gây ra, thường đi kèm với triệu chứng như khí hư màu trắng và lợn cợn như bã đậu, khí hư loãng và có mùi hôi tanh, đau rát khi quan hệ.

Các bệnh lý khác như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung, mụn rộp sinh dục, rận lông mu, sùi mào gà cũng có thể gây ngứa vùng kín. Ví dụ, viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm cổ tử cung thường đi kèm với đau, ra máu âm đạo và ngứa khi quan hệ, rối loạn kinh nguyệt.

Mụn rộp sinh dục có thể gây ngứa ngáy bên trong và vùng môi lớn, môi nhỏ âm hộ và có biểu hiện nổi những nốt mụn, u nhú xung quanh âm hộ và trong âm đạo.

Để xác định nguyên nhân cụ thể của ngứa vùng kín và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý, chị em nên thăm khám và tư vấn với các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa. Họ sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng ra máu âm đạo và ngứa từ đó chỉ định liệu pháp điều trị phù hợp với tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín
Nguyên nhân gây ngứa vùng kín

2. Nguyên nhân gây chảy máu vùng kín

Những nguyên nhân gây chảy máu vùng kín bất thường có thể liên quan đến bệnh lý phụ khoa và các vấn đề nội tiết tố ở nữ giới. Khi có dấu hiệu ra máu âm đạo và ngứa, chị em cần lưu ý một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

2.1. Nguyên nhân do bệnh lý phụ khoa

  • Viêm âm đạo: Gây sưng, đỏ và chảy máu âm đạo sau quan hệ tình dục, rong kinh, ngứa âm đạo, tiết hư có mùi hôi.
  • Viêm lộ tuyến hoặc viêm cổ tử cung: Gây tiết dịch âm đạo bất thường, mùi hôi, đau bụng dưới, kinh nguyệt không đều.
  • U xơ tử cung: Gây chảy máu giữa các kỳ kinh, đau và chảy máu sau quan hệ, kinh nguyệt không đều và kéo dài.
  • Lạc nội mạc tử cung: Lớp niêm mạc trong tử cung phát triển ra bên ngoài hoặc ngay tại tử cung, gây chảy máu âm đạo giữa kỳ kinh.
  • Polyp tử cung (nội mạc tử cung): Gây chảy máu kinh nguyệt nhiều, chảy máu sau mãn kinh.
  • Tăng sản nội mạc tử cung: Niêm mạc tử cung trở nên quá dày, gây kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường, chảy máu bất thường dù đã đến tuổi mãn kinh. Một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư tử cung.
  • Các bệnh lây truyền qua đường tình dục: như lậu, giang mai cũng có thể gây chảy máu sau quan hệ tình dục.
  • Ung thư phụ khoa: Bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung, gây kinh nguyệt bất thường, kỳ kinh kéo dài và chảy máu âm đạo khi quan hệ.

2.2. Vấn đề nội tiết tố

  • Rối loạn nội tiết tố: Mất cân bằng giữa estrogen và progesterone có thể gây rối loạn kinh nguyệt và chảy máu âm đạo bất thường. Để xác định nguyên nhân, cần thực hiện xét nghiệm nội tiết và siêu âm đánh giá niêm mạc tử cung.
  • Rối loạn chức năng phóng noãn: Buồng trứng không phóng noãn để tạo hoàng thể và không tiết progesterone làm tăng sinh nội mạc tử cung. Kết quả là lớp nội mạc bong ra và gây chảy máu vùng kín.
  • Thuốc tránh thai nội tiết: Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc thuốc tránh thai hàng ngày chứa progestin có thể gây chảy máu âm đạo trong vài ngày hoặc vài tuần. Khi ngừng thuốc, nếu không còn chảy máu bất thường, khả năng cao đó là tác dụng phụ của thuốc.

2.3. Nguyên nhân do biến chứng khi mang thai

  • Mang thai ngoài tử cung: Đây là tình trạng khi trứng thụ tinh không lắp vào tử cung như bình thường mà phát triển ở một nơi khác, thường là trong ống dẫn trứng. Khi thai ngoài tử cung bị vỡ, có thể xảy ra chảy máu âm đạo. Tình trạng này rất nguy hiểm, nếu không được can thiệp kịp thời, có thể gây mất nhiều máu, gây sốc, ngất xỉu và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Vấn đề ở nhau thai: Đứt nhau thai, nhau tiền đạo, nhau cài răng lược là những vấn đề có thể gây chảy máu âm đạo trong giai đoạn cuối thai kỳ.
  • Sảy thai: Sảy thai xảy ra khi thai nhi tự nhiên mất đi trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Một trong những dấu hiệu phổ biến của sảy thai là chảy máu âm đạo và có thể kèm theo chuột rút. Tuy nhiên, cũng có trường hợp phụ nữ bị sảy thai mà không có chảy máu trước đó.
  • Dấu hiệu sinh non: Chảy máu âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của chuyển dạ, đặc biệt là trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu chảy máu xảy ra trước tuần thứ 37, đó có thể là dấu hiệu của sinh non, đòi hỏi sự chăm sóc y tế đặc biệt.

Ngoài những nguyên nhân trên, ra máu âm đạo và ngứa không bình thường cũng có thể do:

  • Sử dụng các dụng cụ ngừa thai như vòng tránh thai hoặc que tránh thai có thể gây chảy máu âm đạo.
  • Liệu pháp thay thế hormone được sử dụng để giảm triệu chứng mãn kinh cũng có thể gây chảy máu âm đạo.
  • Nhiễm trùng trong khoang chậu hoặc đường tiết niệu, bao gồm cả nhiễm trùng qua đường tình dục.
  • Chấn thương hoặc có vật lạ trong âm đạo cũng có thể gây chảy máu âm đạo.
Ra máu âm đạo và ngứa
Ra máu âm đạo và ngứa

3. Điều trị ra máu âm đạo và ngứa

Ra máu âm đạo và ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa khác nhau và cần phải được điều trị theo từng nguyên nhân cụ thể. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng của bệnh, bác sĩ có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, trong đó có thể bao gồm sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật.

  • Thuốc

Bác sĩ có thể đề xuất người bị ra máu âm đạo và ngứa sử dụng thuốc uống hoặc thuốc đặt trực tiếp vào âm đạo để điều trị tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể. Ví dụ, trong trường hợp nhiễm trùng nấm âm đạo, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống nấm hoặc thuốc kháng vi khuẩn.

Đối với các bệnh lý khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, bác sĩ cũng có thể sử dụng các loại thuốc kháng vi khuẩn hoặc thuốc kháng viêm.

  • Phẫu thuật

Trong một số trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật. Ví dụ, trong trường hợp u xơ tử cung, u nang buồng trứng, các bệnh lý về tử cung, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật để loại bỏ u hoặc điều trị bệnh lý.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Ra máu âm đạo và ngứa có thể là dấu hiệu bạn mắc các bệnh lý phụ khoa, bạn cần đi thăm khám bác sĩ để biết được nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị. Đăng ký đặt lịch khám tại đây để được BSCKII Ngọc Lan thăm khám tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với bệnh tình của bạn.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs