Đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung là một phương pháp cổ điển để điều trị giúp giảm nguy cơ biến chứng vô sinh và ung thư cổ tử cung do viêm lộ tuyến gây nên. Bài viết sẽ chia sẻ về hiệu quả và khả năng tái phát của bệnh sau khi đốt lộ tuyến.
1. Hiểu về phương pháp đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung
Đốt điện để điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là một phương pháp đã có từ lâu và được sử dụng phổ biến trong xử lý bệnh lý này. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ sử dụng tia laser để đốt các vùng viêm nhiễm do lộ tuyến trong cổ tử cung.
Tia laser là loại tia có năng lượng cao, có khả năng tiêu diệt các ký sinh trùng gây bệnh và đốt cháy những vết viêm loét và nhiễm trùng trên cơ thể. Vì vậy, đây là một phương pháp có hiệu quả trong xử lý viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Điểm mạnh của phương pháp này là nhanh chóng, tiêu diệt viêm lộ tuyến trên một diện rộng. Quá trình đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng rất nhanh, chỉ mất khoảng 2 – 3 phút. Tuy nhiên, không phải lúc nào phương pháp này cũng là lựa chọn hàng đầu trong xử lý viêm lộ tuyến cổ tử cung.
2. Đốt điện lộ tuyến cổ tử cung có phải là phương pháp tốt?
Câu trả lời tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên từng bệnh nhân.
Theo bác sĩ Bùi Thị Lan, chuyên gia sản khoa thuộc Trung tâm Bác sĩ gia đình Hà Nội, việc đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung có nhiều nhược điểm đáng chú ý như:
- Thực hiện kỹ thuật không đúng cách có thể làm cổ tử cung bị chít hẹp, gây ứ đọng máu kinh bên trong, tạo cản trở quá trình thụ tinh và gây vô sinh – hiếm muộn.
- Đốt lộ tuyến quá sâu có thể làm cổ tử cung hình thành sẹo cứng và sâu, làm giảm tính đàn hồi của cổ tử cung và dễ gây vỡ rách cổ tử cung, ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ theo đường tự nhiên (sinh thường).
- Trong vài tuần đầu sau đốt lộ tuyến, cổ tử cung thường tổn thương điều này dẫn đến hiện tượng ra máu và dịch vàng. Thời gian phục hồi sau phẫu thuật cũng tương đối lâu (ít nhất 8 tuần tùy theo cơ địa).
- Việc sử dụng kháng sinh tại chỗ và thường xuyên để ngăn chặn nhiễm trùng vết mổ cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo và tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn… xâm nhập dễ dàng hơn.
- Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật rất cao, có khoảng 70% bệnh nhân tái phát viêm lộ tuyến cổ tử cung sau quá trình đốt.
Do những nhược điểm trên, phương pháp đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung thường chỉ được chỉ định khi bệnh nhân đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Không có viêm nhiễm âm đạo/cổ tử cung hoặc nếu có các viêm nhiễm thì cần được điều trị hoàn toàn trước khi đốt lộ tuyến.
- Bệnh nhân đã hết kinh ít nhất từ 2 – 3 ngày.
- Viêm lộ tuyến cổ tử cung ở mức độ 3 trở lên.
3. Vì sao đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung nhiều lần mà vẫn tái bệnh?
Viêm lộ tuyến là một bệnh lý gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe mà còn đến khả năng sinh con và hạnh phúc gia đình của phụ nữ. Vì vậy, bất kỳ ai mắc bệnh lý này đều mong muốn có thể điều trị triệt để để hạn chế các hậu quả do bệnh gây ra.
Tuy nhiên, quá trình đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung đều có thể gây ra đau đớn, mệt mỏi. Ngoài ra, thủ thuật này cũng có tỷ lệ tái phát bệnh cao và làm nhiều bệnh nhân cảm thấy chán nản.
Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao viêm lộ tuyến vẫn tái phát sau nhiều lần đốt lộ tuyến:
- Lạm dụng kháng sinh đặt âm đạo và kháng sinh toàn thân:
Sử dụng kháng sinh quá nhiều mà không có chỉ định từ bác sĩ sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong âm đạo, gây ra sự mất cân bằng vi sinh và tạo điều kiện cho tạp khuẩn phát triển mạnh, gia tăng tình trạng bệnh.
- Quan hệ tình dục nhiều hoặc không đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị:
Theo khuyến cáo điều trị, sau khi đốt lộ tuyến, bệnh nhân và chồng phải kiêng quan hệ ít nhất 8 tuần. Đây là một thách thức lớn đối với các cặp vợ chồng trẻ dẫn tới không ít trường hợp đã bỏ qua khuyến nghị này và làm cho việc điều trị không hiệu quả hoặc tái mắc lại.
- Bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị:
Phác đồ điều trị viêm lộ tuyến thường kéo dài, kèm theo những cảm giác đau đớn, chán nản khiến nhiều bệnh nhân bỏ cuộc khi chưa điều trị xong.
Điều này làm tăng nguy cơ nguy hiểm cho sức khỏe của họ. Môi trường âm đạo lúc này đang bị tổn thương và dễ viêm nhiễm trở lại, bỏ điều trị làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Vệ sinh vùng kín sai cách:
Sau điều trị, âm đạo trở nên nhạy cảm hơn. Quá trình tái tạo tế bào sau quá trình đốt lộ tuyến có thể gây ra sự tăng tiết dịch âm đạo.
Do đó, bệnh nhân cần giữ vùng kín luôn khô ráo và sạch sẽ. Không nên bỏ qua việc vệ sinh âm đạo hoặc thụt rửa quá sâu, cả hai điều này đều có thể gây trầy xước âm đạo và khiến quá trình nhiễm trùng tái phát dễ dàng.
4. Các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung khác
Ngoài ra, việc điều trị viêm trị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể được điều trị bằng thuốc và các biện pháp can thiệp khác:
4.1. Điều trị bằng thuốc
Phương pháp điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng thuốc là phổ biến nhất. Phương pháp này bao gồm việc sử dụng thuốc đặt âm đạo, kháng sinh toàn thân và các chế phẩm bôi tại chỗ. Thuốc đặt âm đạo có nhiều loại khác nhau. Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn loại phù hợp nhất.
Kháng sinh toàn thân được chỉ định khi có dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt, nhưng việc sử dụng cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và kháng thuốc. Các chế phẩm bôi tại chỗ như gel rửa và thuốc bôi giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu như ngứa rát.
4.2. Điều trị bằng đốt laser
Trong trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả hoặc diễn tiến bệnh nặng hơn. Phương pháp laser CO2 là một lựa chọn khác, sử dụng tia laser để loại bỏ chính xác các vùng tổn thương, tiêu diệt các lộ tuyến xâm lấn ngoài cổ tử cung.
Quá trình đốt laser diễn ra nhanh chóng và hiệu quả kể cả ở vùng viêm rộng và thường ít gây đau. Tuy nhiên, việc laser quá sâu hoặc gần sát lỗ cổ tử cung có thể gây hẹp lỗ cổ tử cung, hình thành sẹo xơ, ứ đọng máu kinh và cản trở quá trình thụ thai.
4.3. Điều trị bằng áp lạnh
Phương pháp áp lạnh sử dụng khí N2O hoặc CO2 ở nhiệt độ thấp để đông cứng và tiêu diệt các tế bào tuyến ở cổ tử cung. Phương pháp này khá hiệu quả, tuy nhiên quá trình lành sẹo chậm và tiết dịch nhiều. Một tỷ lệ nhỏ trường hợp áp lạnh có thể làm chít hẹp lỗ cổ tử cung.
5. Lời khuyên từ bác sĩ
Với những nhược điểm trước, trong và sau phẫu thuật, phương pháp đốt điện viêm lộ tuyến cổ tử cung không phải là lựa chọn hiệu quả và nhiều bệnh nhân buộc phải từ bỏ sau một thời gian ngắn điều trị. Như vậy, đốt điện không được khuyến nghị là phương pháp điều trị tốt cho viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung đòi hỏi sự kiên nhẫn và tuân thủ chính xác theo lời khuyên của bác sĩ. Bạn nên chọn một địa chỉ khám với bác sĩ uy tín để được thực hiện thăm khám và điều trị một cách an toàn.
BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan có rất nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản phụ khoa, đặc biệt là lĩnh vực phẫu thuật phần phụ sẽ là một lựa chọn phù hợp để giúp đỡ bạn trong quá trình chữa bệnh.
Nếu có những thắc mắc về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như phương pháp điều trị bệnh, hãy vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để trao đổi với cộng đồng và đặt câu hỏi cho chuyên gia.
[block id=”7230″]