Chậm kinh 2 tháng có phải dấu hiệu vô sinh?

Chậm kinh 2 tháng có phải dấu hiệu vô sinh?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh 2 tháng có sao không? Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều có ảnh hưởng gì đến mang thai hay không?

Chậm kinh 2 tháng do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là dấu hiệu mang thai hoặc rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.

Rối loạn kinh nguyệt, 2 – 3 tháng có kinh một lần có ảnh hưởng gì đến mang thai không? Mời tìm hiểu cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan!

1. Thông tin ca bệnh

Bệnh nhân nữ T. M.T sinh năm 2000 (Hà Nội), đến khám vì kinh nguyệt không đều, chậm kinh 2 tháng, 2 – 3 tháng mới ra kinh một lần và hiện tại đang có ý định mang thai.

Ngày 16/11 bệnh nhân T đến khám lần đầu tiên. Trước đó, bệnh nhân đã từng tiêm phòng HPV.

Bệnh nhân bị chậm kinh 2 tháng đi khám vì muốn mang thai
Bệnh nhân bị chậm kinh 2 tháng đi khám vì muốn mang thai

Sau khi khám lâm sàng bằng mỏ vịt cho thấy:

Bác sĩ đã chỉ định các xét nghiệm:

  • Soi tươi dịch âm đạo (soi tươi khí hư). Kết quả soi tươi phát hiện có Trực khuẩn Gram – (++) và Gram + (+)
  • Xét nghiệm PCR định danh vi khuẩn lây qua đường tình dục (những vi khuẩn này gây viêm dẫn đến vô sinh, cần xét nghiệm để điều trị sớm nếu có mắc). Xét nghiệm vi khuẩn Chlamydia cho kết quả âm tính.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân T có lộ tuyến rộng nên bác sĩ đã đề xuất tầm soát ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm tế bào âm đạo và xét nghiệm HPV (tìm virus HPV – nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung).
  • Kết quả xét nghiệm tế bào âm đạo bình thường còn xét nghiệm HPV cho kết quả dương tính với 1 trong 12 chủng có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung.

Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bệnh nhân siêu âm tử cung, buồng trứng bằng đầu dò âm đạo. Kết quả cho thấy siêu âm phát hiện 2 buồng trứng đa nang điển hình (trên mặt cắt buồng trứng quan sát thấy có hơn 15 nang nhỏ).

Hướng điều trị cho bệnh nhân T tại thời điểm đó là điều trị cho ra kinh để xét nghiệm nội tiết tố. Xét nghiệm nội tiết tố ở T nhằm đánh giá chức năng của hormon có ổn định không và sự biến đổi trong hormone có phải là nguyên nhân gây chậm kinh ở T hay không.

Ngày 30/11, sau khi sạch kinh vài ngày, bệnh nhân T đến làm xét nghiệm nội tiết 6 yếu tố và AMH (xét nghiệm đánh giá khả năng dự trữ của buồng trứng). Kết quả cho thấy chỉ số AMH vượt ngưỡng bình thường và tỷ lệ 2 nội tiết tố LH/FSH cao gấp 3 lần bình thường).

Kết hợp kết quả khám lâm sàng cũng như các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân T có viêm lộ tuyến cổ tử cung độ 3 – Hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Kế hoạch điều trị

Tùy thuộc vào triệu chứng và vấn đề bệnh nhân gặp phải mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị khác nhau. Với bệnh nhân T, chậm kinh 2 tháng, khoảng 2 3 tháng có kinh một lần, hướng điều trị bao gồm:

  • Theo dõi sự phát triển của nang noãn (buồng trứng) bằng siêu âm và sinh hoạt vợ chồng có chỉ định. Đây là bước đầu trong điều trị buồng trứng đa nang.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân T cần phối hợp điều trị viêm lộ tuyến và viêm âm đạo.
  • Sau khi hết viêm âm đạo thì chuyển sang giai đoạn điều trị virus HPV. Khi điều trị virus HPV sẽ không làm ảnh hưởng đến quá trình thai nghén nên có thể điều trị song song).

3. Những điều cần lưu ý nếu chậm kinh 2 tháng

3.1. Tại sao hội chứng buồng trứng đa nang gây vô sinh?

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là tập hợp các đặc điểm lâm sàng bao gồm:

  • Tình trạng tăng tiết hormon androgen ( một loại hormone sinh dục nam)
  • Kinh nguyệt không đều
  • Buồng trứng đa nang có thể gặp ở một bên hoặc cả 2 bên
  • Tình trạng béo phì và kháng insulin

Những dấu hiệu thường gặp trong hội chứng buồng trứng đa nang gồm có:

  • Rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều: như trong trường hợp của bệnh nhân T ở đầu bài, chậm kinh 2 tháng, cứ 2 3 tháng có kinh một lần. Đây là dấu hiệu hay gặp nhất ở phụ nữ có buồng trứng đa nang.
  • Vô sinh: do sự rối loạn của quá trình rụng trứng, buồng trứng có nhiều nang trứng nhỏ nhưng không phát triển những nang trứng trưởng thành dẫn tới hiện tượng rụng trứng không xảy ra hoặc bị kéo dài, gây nên vô kinh hoặc chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường, điều này ảnh hưởng đến khả năng mang thai của người phụ nữ bị mắc hội chứng này.
  • Chứng rậm lông: do sự tăng lên của hormone nam trong cơ thể phụ nữ, lông phát triển mạnh ở vùng mặt, ngực, bụng và lưng. Tuy nhiên, một số bệnh nhân khác lại dễ rụng tóc, tóc mỏng, thưa dần dẫn đến hói nhiều.
  • Da mặt nhờn, mụn trứng cá: hormone nam giới tăng lên còn dẫn đến tiết dầu nhờn trên da nhiều hơn, gây bít tắc lỗ chân lông và xuất hiện mụn trứng cá.
  • Béo phì: theo thống kê có khoảng 80% bệnh nhân mắc hội chứng buồng trứng đa nang bị thừa cân béo phì.
Khoảng 80% bệnh nhân có buồng trứng đa nang bị thừa cân béo phì
Khoảng 80% bệnh nhân có buồng trứng đa nang bị thừa cân béo phì
  • Da sạm màu: da trở nên dày và sạm màu hơn ở những vùng da có nếp gấp (chứng gai đen).
  • Tâm trạng thay đổi thất thường: hội chứng buồng trứng đa nang cũng gây ra tâm trạng căng thẳng, áp lực, thay đổi thất thường, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

3.2. Nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang

Đến nay, nguyên nhân gây ra hội chứng buồng trứng đa nang vẫn chưa được khẳng định. Tuy nhiên, theo nghiên cứu nhiều năm, những yếu tố sau có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang:

  • Gen di truyền: nếu có người thân trong gia đình (mẹ, chị gái…) mắc hội chứng buồng trứng đa nang thì bản thân cũng có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng này.
  • Kháng insulin xảy ra khi cơ thể không đáp ứng với tác dụng của hormone insulin: đây là hormone do tuyến tụy sản xuất, giúp chuyển đường và mỡ thành năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Béo phì: Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ phát triển hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).
  • Chế độ ăn dư thừa quá nhiều tinh bột: điều này cũng được cho là một yếu tố góp phần thúc đẩy sự phát triển hội chứng buồng trứng đa nang ở bệnh nhân.

3.3. Cách phòng tránh

Hiện nay, vấn đề điều trị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) đang được các bác sĩ trên thế giới và Việt Nam tích cực nghiên cứu và đưa ra những phương pháp điều trị tốt nhất.

Để có thể giảm được tối đa nguy cơ mắc hội chứng này, chị em có thể duy trì một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa sự phát triển của hội chứng này:

  • Giảm cân và duy trì một cân nặng hợp lý đối với những người thừa cân béo phì, tham khảo cách giảm cân từ bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân lành mạnh và khoa học.
  • Kiểm soát lượng bột đường trong các bữa ăn. Chất bột đường có nhiều trong gạo, ngũ cốc, khoai củ, đường…
  • Tập thể dục đều đặn nhằm kiểm soát cân nặng tốt hơn và cải thiện tình trạng kháng insulin.
Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn
Tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát cân nặng tốt hơn
  • Khám phụ khoa định kỳ để kịp thời phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh, từ đó có hướng xử trí kịp thời.

Bài viết trên đây cũng đã phần nào giải đáp thắc mắc: 2 tháng không có kinh nguyệt là hiện tượng gì. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, chị em hãy chủ động liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp sớm nhất có thể!

4. Lời dặn từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan khi bị chậm kinh 2 tháng

Bệnh nhân hội chứng buồng trứng đa nang không phải ai cũng khó mang thai, tuy nhiên phần lớn bệnh nhân được chẩn đoán buồng trứng đa nang đều đến khám vì lý do vô sinh hiếm muộn.

Nếu có các dấu hiệu sau: kinh nguyệt rối loạn, chậm kinh 2 tháng, 2 – 3 tháng có kinh một lần, lông tóc phát triển bất thường, da sạm màu, tâm trạng thay đổi thất thường… chị em cần đi khám sớm để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs