Thực tế rất thường gặp hiện tượng đi khám phụ khoa về bị ra máu âm đạo sau làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Cùng tìm hiểu kỹ hơn hiện tượng sau tầm soát ung thư cổ tử cung chảy máu cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.
1. Các loại xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung chảy máu
Ung thư cổ tử cung là một bệnh lý phần lớn gây ra bởi virus HPV. Hiện nay, ung thư cổ tử cung có thể được sàng lọc tầm soát bằng các xét nghiệm về tế bào âm đạo và HPV ADN. Một số các phương pháp xét nghiệm nhằm tầm soát ung thư cổ tử cung như sau:
1.1. Xét nghiệm phết tế bào âm đạo
Có 2 nhóm xét nghiệm phết tế bào âm đạo (PAP test):
- Xét nghiệm PAP smear:
Đây là loại xét nghiệm tế bào học giúp nhận biết được đặc điểm hình thái của các tế bào vùng cổ tử cung, phát hiện được các bất thường về mặt cấu trúc và hình ảnh như thiểu sản, quá sản, loạn sản,…
→ Là mầm mống của những bệnh lý vùng tử cung đặc biệt là sự có mặt của tế bào ung thư, từ đó giúp phát hiện được bệnh sớm.
Bên cạnh đó, một số tế bào ở cổ tử cung cũng được sử dụng để làm thêm xét nghiệm tìm sự có mặt của virus HPV.
Để có thể thực hiện được loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ sử dụng công cụ là mỏ vịt nhẹ nhàng đưa vào phía bên trong của âm đạo, mở rộng và cố định tại thành âm đạo để có thể nhìn thấy một cách rõ ràng vị trí, hình thái của cổ tử cung.
Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một que gỗ vô khuẩn để lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung. Các tế bào này sẽ được phết lên một nửa lam kính, phết lớp mỏng và phết theo một chiều duy nhất.
Kỹ thuật làm cần phải nhẹ nhàng và tỉ mỉ để tránh gây hủy hoại tế bào cổ tử cung hay các tế bào bị vón cục lại. Sau đó lại tiếp tục phết phần tế bào ở mặt kia của que gỗ lên một nửa lam kính còn lại rồi nhanh chóng chuyển đến phòng xét nghiệm để có thể phân tích kết quả.
Quá trình lấy mẫu bệnh phẩm sẽ kéo dài trong vòng vài phút và thường không gây ra cảm giác đau. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, người phụ nữ có thể có cảm giác khó chịu hoặc ra máu âm đạo số lượng ít.
Tình trạng này đôi khi vẫn xảy ra, tuy nhiên nếu kéo dài cần thông báo lại ngay cho bác sĩ điều trị để được can thiệp xử trí kịp thời.
- Xét nghiệm Thinprep PAP:
Thinprep là một loại xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung nhưng được cải tiến hơn so với xét nghiệm phết tế bào trên lam kính Pap Smear.
Để lấy được mẫu xét nghiệm, bác sĩ sẽ dùng một loại chổi quét tế bào chuyên dụng nhằm dễ dàng lấy các mẫu tế bào ở vị trí cổ tử cung.
Chính từ sự cải tiến ở công cụ lấy tế bào nên lượng tế bào thu thập được cũng sẽ nhiều hơn, giảm khả năng bỏ sót khu vực tổn thương.
Các tế bào sau khi lấy sẽ được rửa ở trong chất lỏng định hình và lưu vào lọ Thinprep, sau đó được bảo quản cẩn thận và nhanh chóng đưa đến phòng thí nghiệm.
Tiêu bản sẽ được xử lý hoàn toàn bằng tự động từ các kỹ thuật tách chiết và phết tế bào lên trên mặt lam kính. Cuối cùng, bác sĩ Giải phẫu bệnh sẽ tiến hành đọc, phân tích và đưa ra kết luận.
1.2. Xét nghiệm HPV DNA
Xét nghiệm HPV DNA là loại xét nghiệm có sử dụng thêm hệ thống máy tách chiết DNA một cách tự động và công nghệ vô cùng hiện đại nhằm phân tích, xác định được chính xác sự có mặt của virus HPV (nguyên nhân lớn nhất gây ra ung thư cổ tử cung ở nữ giới).
Phương pháp này sẽ không khẳng định được 100% phụ nữ có thể mắc ung thư cổ tử cung hay không, tuy nhiên có thể dựa vào kết quả thu được cũng sẽ phát hiện được chủng virus HPV gây bệnh đang tồn tại ở trong cơ thể
=> Nhờ đó đánh giá sớm nguy cơ mắc bệnh lý trong tương lai để đưa ra biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
Thông thường, xét nghiệm HPV DNA sẽ được thực hiện đồng thời cùng với xét nghiệm PAP Smear hoặc xét nghiệm Thinprep để có thể phát hiện và đánh giá được yếu tố nguy cơ gây ung thư, các tế bào bất thường có khả năng tiến triển thành ung thư từ sớm.
Hiện nay tại Phòng khám chuyên khoa Sản phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan có thể thực hiện được xét nghiệm HPV DNA và Thinprep PAP để có thể tầm soát ung thư cổ tử cung.
Kết quả tầm soát có tỷ lệ chính xác khá cao và tốc độ phát triển của ung thư cổ tử cung cũng không nhanh nên người bệnh chỉ cần làm tầm soát từ 1-3 năm/lần.
2. Lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung chảy máu có nguy hiểm không?
Cách thức lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung là phải lấy rộng các tế bào ở cổ tử cung nên có thể xảy ra tình trạng ra máu âm đạo. Sau lấy mẫu tầm soát ung thư cổ tử cung chảy máu là một hiện tượng rất thường gặp, sẽ mất đi sau vài giờ và không gây nguy hiểm cho người được làm tầm soát.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số dấu hiệu bất thường sau khi tầm soát và cần lập tức tái khám để tình trạng không bị nặng lên:
- Ra máu âm đạo kéo dài, không cầm được máu.
- Ra máu đỏ tươi kèm máu cục.
- Đau bụng vùng hạ vị nhiều sau làm tầm soát.
3. Chuẩn bị gì trước và trong và sau khi xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Một số điều nên làm trước, trong và sau khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung:
- Mặc đồ thoải mái, dễ để thao tác khám và lấy mẫu như váy.
- Hít thở sâu, đều thư giãn cơ thể tránh căng thẳng.
- Người bệnh nên nằm đúng tư thế sản khoa, giữ yên vị trí trong quá trình thăm khám và lấy mẫu.
- Nếu cảm thấy khó chịu trong khi lấy mẫu hãy nói lại trực tiếp với bác sĩ thực hiện.
- Cung cấp thông tin liên lạc chính xác để có thể nhận được kết quả xét nghiệm.
- Lưu giữ kết quả xét nghiệm cho những lần tái khám trong tương lai.
Một số điều KHÔNG nên làm trước, trong và sau khi làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung:
- Lo lắng, căng thẳng nhiều trước khi làm tầm soát.
- Có bệnh lý nền tăng huyết áp, đái tháo đường,… kiểm soát không tốt.
- Đang có tình trạng viêm nhiễm nặng.
- Thụt rửa sâu sau khi tầm soát ung thư cổ tử cung.
4. Kết luận về đi khám phụ khoa về bị ra máu
Tóm lại, sau khi đi khám phụ khoa về bị ra máu âm đạo sau làm tầm soát ung thư cổ tử cung là một hiện tượng bình thường, hay gặp ở mọi phụ nữ khi làm xét nghiệm. Tình trạng này sẽ hết sau vài giờ và không gây ảnh hưởng đến người bệnh.
Tuy nhiên, khi phụ nữ gặp những dấu hiệu bất thường như: ra máu kéo dài, ra máu kèm máu cục,… thì cần nhanh chóng tái khám tại cơ sở phòng khám uy tín để được kiểm tra.
Ngoài ra, người đọc có thể tìm hiểu thêm về tình trạng sau khi siêu âm đầu dò bị ra máu để phòng tránh những nguy cơ xấu nếu có.
[block id=”6059″]