34 triệu chứng tiền mãn kinh cần phải biết

34 triệu chứng tiền mãn kinh cần phải biết

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tiền mãn kinh là giai đoạn đầu đánh dấu quá trình kết thúc khả năng sinh sản ở nữ giới. Cùng tìm hiểu triệu chứng tiền mãn kinh và biện pháp khắc phục trong bài viết sau.

Các triệu chứng tiền mãn kinh thường đem lại những ảnh hưởng không tốt đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu triệu chứng của giai đoạn này cũng như một số lời khuyên để giúp chị em có thể vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng nhất!

1. Tiền mãn kinh là giai đoạn gì?

Trước khi tìm hiểu các triệu chứng tiền mãn kinh, ta cần biết giai đoạn tiền mãn kinh thường bắt đầu từ khoảng 37-45 tuổi và kéo dài trung bình từ 2-5 năm. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ thời sinh sản của nữ giới tới giai đoạn mãn kinh.

Mãn kinh là giai đoạn mà buồng trứng suy giảm chức năng khiến cho nội tiết tố tiết ra ít hơn. Điều này khiến cho trứng không còn rụng theo chu kỳ dẫn đến không còn chu kỳ kinh nguyệt.

Mặt khác, việc giảm nồng độ hormone sinh dục cũng khiến âm đạo teo lại. Trong giai đoạn tiền mãn kinh, sự suy giảm nội tiết tố estrogen gây ra một loạt các thay đổi.

Các triệu chứng tiền mãn kinh bao gồm rối loạn kinh nguyệt, bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm trạng, mất ngủ, tăng cân, loãng xương và nhiều triệu chứng khác.

Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp giữa độ tuổi sinh sản và giai đoạn mãn kinh
Các triệu chứng tiền mãn kinh

2. Các triệu chứng tiền mãn kinh hay gặp

Triệu chứng tiền mãn kinh thường diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên, mỗi phụ nữ có những triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng mà phụ nữ có thể gặp phải:

  • Bốc hỏa: cảm giác nóng bừng đột ngột lan tỏa khắp cơ thể gây ra mặt đỏ bừng. Đây là dấu hiệu hay gặp nhất ở các phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Rối loạn kinh nguyệt: kinh nguyệt không đều, có thể kéo dài hoặc ngắn hơn bình thường, lượng máu kinh cũng có thể tăng hoặc giảm. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này là do sự rối loạn nội tiết tố trong giai đoạn chuyển tiếp.
  • Mệt mỏi: cảm giác uể oải, thiếu sức sống kéo dài ngay cả khi đã ngủ đủ giấc.
  • Mất trí nhớ: hay quên, khó tập trung, đặc biệt là đối với những thông tin mới. Đây là triệu chứng tiền mãn kinh do sự sự giảm hormone estrogen gây ra và cũng là triệu chứng hay gặp với phụ nữ tiền mãn kinh.
  • Đổ mồ hôi đêm: đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, gây mất ngủ và khó ngủ trở lại.
  • Giảm ham muốn tình dục: do sự suy giảm nội tiết tố nữ làm khô âm đạo, gây đau rát khi quan hệ. Ngoài ra, một số chị em luôn trong trạng thái mệt mỏi sẽ không còn ham muốn khi quan hệ nữa.
  • Khô âm đạo: do nồng độ estrogen giảm khiến cho các tuyến vùng âm đạo hạn chế tiết dịch dẫn tới độ ẩm tự nhiên của âm đạo giảm, gây khó chịu, đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Tâm trạng thất thường: nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh có thể ảnh hưởng tới các chất dẫn truyền thần kinh trong não như GABA, serotonin. Khi các chất thần kinh này suy yếu sẽ dẫn tới thay đổi tâm trạng đột ngột, dễ cáu gắt, buồn bã, lo lắng hoặc khóc lóc vô cớ.
  • Rối loạn hoảng sợ: xuất hiện cảm giác sợ hãi, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: do sự thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng tại các cơ quan lân cận âm đạo như đường tiết niệu.
  • Đầy hơi: sự dao động liên tục của nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây đầy hơi, chướng bụng.
  • Rụng tóc: tóc khô xơ, dễ gãy rụng do thiếu hụt estrogen khiến các nang tóc phát triển yếu hơn bình thường.
  • Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon giấc do nhiều nguyên nhân như lo lắng, căng thẳng, đổ mồ hôi đêm.
  • Chóng mặt: đột ngột cảm thấy chóng mặt, có thể dẫn đến bất ngờ té ngã gây tàn phế hoặc tổn thương các cơ quan trong cơ thể.
  • Tăng cân: do sự thay đổi nội tiết tố làm giảm khối lượng cơ bắp và tăng khối lượng mỡ. Sự thay đổi khối lượng mỡ có thể nhìn thấy rõ nhất ở vùng bụng.
  • Tiểu tiện mất tự chủ: niệu đạo mỏng hơn do nồng độ estrogen giảm dẫn đến tình trạng tiểu tiện không tự chủ.
  • Đau đầu: đau đầu thường xuyên, có thể là đau âm ỉ hoặc đau dữ dội.
  • Miệng có vị kim loại: cảm giác vị kim loại trong miệng, kèm theo nóng, đau, rát ở lưỡi, lợi, môi.
  • Rối loạn tiêu hóa: đầy hơi, chướng bụng, táo bón do sự suy giảm estrogen khiến nồng độ cortisol trong cơ thể tăng lên, làm chậm quá trình tiêu hóa.
  • Căng cơ: cơ bắp trở nên căng cứng ở cổ, vai hoặc lưng, gây đau nhức khắp cơ thể.
  • Dị ứng: sự biến đổi nồng độ nội tiết tố có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống miễn dịch khiến phụ nữ tiền mãn kinh dễ bị dị ứng hơn.
  • Móng giòn và dễ gãy: móng tay trở nên khô, giòn và dễ gãy do thiếu hụt estrogen.
  • Thay đổi mùi cơ thể: nồng độ estrogen thấp làm tăng tiết mồ hôi, dẫn đến mùi cơ thể khó chịu.
  • Ngứa ngáy: da trở nên khô, mỏng, ngứa khắp cơ thể do quá trình sản xuất collagen chậm lại.
  • Loãng xương: sự mất xương diễn ra nhanh chóng do estrogen giảm, khiến phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ loãng xương cao.
  • Cảm giác râm ran ở tay chân: xuất hiện cảm giác giống như bị côn trùng đốt.
  • Cứng khớp: đột ngột xuất hiện các cơn cứng khớp gây đau nhức.
  • Khó tập trung: suy giảm estrogen và progesterone ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng tập trung.
  • Rối loạn nhịp tim: thiếu hụt estrogen ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tuần hoàn, gây đánh trống ngực và loạn nhịp tim.
  • Lo lắng: estrogen thấp làm giảm sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh cảm xúc nên dễ gây lo lắng, mất bình tĩnh.
  • Trầm cảm: nồng độ hormone sinh dục thấp gây ra nhiều biến đổi về tâm sinh lý dễ dẫn đến trầm cảm, buồn bã.
  • Đau vú: đau ở 1 hoặc 2 bên ngực do sự thay đổi nội tiết tố.
  • Đau khớp: estrogen kiểm soát mức độ viêm của toàn cơ thể, vì thế phụ nữ tiền mãn kinh có thể cảm thấy đau ở các khớp.
  • Cảm giác như sốc điện nhẹ: xảy ra nhanh, có cảm giác nẩy nhẹ một cái, thường xuất hiện trước các cơn bốc hỏa.

Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp nhất ở những người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh
Bốc hỏa là triệu chứng thường gặp nhất ở những người đang trong giai đoạn tiền mãn kinh

3. Cách khắc phục các triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà

Để kiểm soát và cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh, chị em có thể áp dụng một số biện pháp sau:

  • Lên kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý: giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ. Dành thời gian cho các hoạt động giải trí như du lịch, nghe nhạc, đọc sách.
  • Rèn luyện thể dục thể thao: giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tuần hoàn máu.
  • Ngủ đủ giấc: ngủ sớm, đủ giấc, có thể uống trà sen để ngủ ngon hơn sẽ khiến tinh thần thoải mái.

Luôn giữ tinh thần thoải mái có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng do tiền mãn kinh gây ra
Luôn giữ tinh thần thoải mái có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng tiền mãn kinh gây ra

4. Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?

Giai đoạn tiền mãn kinh có thể kéo dài khác nhau ở mỗi phụ nữ, phụ thuộc vào nội tiết tố. Về trung bình, thời kỳ này kéo dài khoảng 4 năm. Tuy nhiên, có người chỉ trải qua các triệu chứng “ẩm ương” trong vài tháng, trong khi những người khác lại phải chật vật với giai đoạn này hơn 4 năm, thậm chí lên đến 7-8 năm.

Việc phụ nữ chuyển sang thời kỳ mãn kinh được xác định khi họ không xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tục. Tuy nhiên, đáng lưu ý là vẫn có không ít trường hợp các triệu chứng khó chịu hoặc vấn đề sức khỏe ở thời kỳ tiền mãn kinh tiếp tục kéo dài sang cả thời kỳ mãn kinh.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Không có biện pháp nào để điều trị tình trạng tiền mãn kinh do đây là một giai đoạn trong sự phát triển của đời người. Tuy nhiên, bác sĩ có thể giảm các triệu chứng tiền mãn kinh mà người bệnh gặp phải bằng cách sử dụng các loại thuốc thích hợp.

Lưu ý, liệu pháp hormone có thể là cách giảm triệu chứng tiền mãn kinh tốt nhất. Tuy nhiên, phương pháp này có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý sau:

  • Ung thư cổ tử cung.
  • Đột quỵ.
  • Đau tim.
  • Xuất hiện cục máu đông.

Tùy theo những tác dụng phụ của các thuốc điều trị triệu chứng khác cũng sẽ có những biến chứng khác nhau. Chính vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu sau, các chị em có thể đến các cơ sở chuyên khoa để được tư vấn:

  • Cục máu đông xuất hiện nhiều trong máu kinh.
  • Chảy máu âm đạo sau quan hệ.
  • Các triệu chứng tiền mãn kinh gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Ngày “đèn đỏ” kéo dài hơn 7 ngày.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên hơn bình thường.
  • Hai lần có kinh cách nhau ít hơn 21 ngày.

Khi máu cục xuất hiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị
Khi máu cục xuất hiện, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để khám và điều trị

Tiền mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên mà hầu hết phụ nữ đều phải trải qua. Hiểu rõ các triệu chứng tiền mãn kinh và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp chị em kiểm soát tốt sức khỏe, giảm bớt sự khó chịu và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chị em nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để được theo dõi và điều trị kịp thời nếu có những triệu chứng tiền mãn kinh nghiêm trọng hoặc kéo dài bạn nhé! Đặt lịch khám tại đây

[block id=”7225″]

Để lại bình luận của bạn

4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
4

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs