Bố mẹ cần làm gì khi bé gái sơ sinh ra máu vùng kín?

Bố mẹ cần làm gì khi bé gái sơ sinh ra máu vùng kín?

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bé gái sơ sinh ra máu vùng kín có nguy hiểm không? Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy máu âm đạo là gì? Bố mẹ cần làm gì khi bé gái sơ sinh ra máu vùng kín?

1. Nguyên nhân khi trẻ ra máu vùng kín ở từng độ tuổi

Chảy máu âm đạo có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong đó có cả chảy máu bất thường và chảy máu sinh lý bình thường. Bé gái sơ sinh ra máu vùng kín là một trong những trường hợp chảy máu không hiếm gặp. Vậy trẻ sơ sinh chảy máu vùng kín có nguy hiểm không?

1.1. Chảy máu âm đạo ở trẻ sơ sinh

Bé gái sơ sinh có thể ra một ít máu âm đạo trong những ngày đầu sau sinh. Tình trạng này có thể xảy ra trong một tuần đầu tiên kể từ khi em bé chào đời, đỉnh điểm trong ngày thứ năm sau sinh. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị chảy máu âm đạo là do lượng hormone estrogen của mẹ giảm đột ngột sau sinh. Dịch tiết thường có màu đỏ hoặc màu hồng, kéo dài không quá 3 – 4 ngày.

Bé gái sơ sinh ra máu vùng kín có sao không?
Bé gái sơ sinh ra máu vùng kín có sao không?

Theo một nghiên cứu trên 350 bé gái sơ sinh, có khoảng 25,4% bé (khoảng 89 bé gái) có chảy máu vùng kín sau sinh. Trong đó, tỷ lệ quan sát được hiện tượng chảy máu vùng kín ở bé gái sơ sinh bằng mắt thường là  khoảng 3,3% bé (tức 11 bé gái).

1.2. Chảy máu âm đạo trước tuổi dậy thì

Chảy máu âm đạo ở trẻ trước tuổi dậy thì (trừ trẻ sơ sinh) là không bình thường. Trẻ cần được đưa đi khám ngay khi phát hiện tình trạng chảy máu.

1.3. Chảy máu âm đạo trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên

Nếu trên 8 tuổi và có dấu hiệu dậy thì thì chảy máu âm đạo thường là kỳ kinh nguyệt đầu tiên của trẻ. Thông thường, sau khi có dấu hiệu dậy thì khoảng 2 năm thì trẻ bắt đầu hành kinh. Chỉ có một số ít trẻ có kinh nguyệt ngay khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì.

1.4. Chảy máu âm đạo ở tuổi trưởng thành

Chảy máu âm đạo ở tuổi trưởng thành được cho là bất thường khi nó xảy ra giữa các chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (không phải ngày hành kinh). Ngoài ra, trong những ngày có kinh nguyệt, chảy máu quá nhiều cũng cần được chú ý xem xét. Nếu số ngày hành kinh kéo dài quá 1 tuần hoặc lượng máu ra quá nhiều thì nên đi khám sản phụ khoa. 

Một số loại thuốc tránh thai cũng gây chảy máu âm đạo đột ngột. Điều này thường xảy ra trong vài tháng đầu tiên sử dụng thuốc.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, có thể xuất hiện một chút máu âm đạo, báo hiệu cơ thể đã mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm với những biểu hiện khác (sốt, đau bụng,…) thì nên đi khám sớm để loại trừ trường hợp sảy thai sớm hoặc chửa ngoài tử cung.

2. Trẻ sơ sinh chảy máu vùng kín có phải là hiện tượng bất thường không?

Trẻ sơ sinh chảy máu vùng kín có sao không? Đây là câu hỏi mà khá nhiều bố mẹ thắc mắc. Bé gái sơ sinh ra máu vùng kín vài ngày đầu sau sinh là hiện tượng sinh lý bình thường.

Nguyên nhân là do sự sụt giảm nội tiết tố từ mẹ truyền qua nhau thai. Hiện tượng này sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu hiện tượng bé gái sơ sinh ra máu vùng kín kéo dài quá 1 tuần đầu sau sinh, bố mẹ cần cho trẻ đi khám để loại trừ các bệnh lý khác.

Mức độ nghiêm trọng của chảy máu âm đạo được định nghĩa như sau:

  • Đốm máu: tiết dịch nhầy màu hồng/nâu, lượng ít hơn 1 miếng băng vệ sinh một ngày.
  • Nhẹ: như máu kinh nguyệt, ít hơn một miếng băng vệ sinh mỗi giờ.
  • Trung bình: lượng máu trung bình cần 1 – 2 miếng băng vệ sinh mỗi giờ, có xuất hiện cục máu đông nhỏ (kích thước như hạt đậu/quả nho/đồng xu nhỏ).
  • Nặng: lượng máu cần nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh mỗi giờ, chảy máu không cầm được, có thể có cục máu đông lớn xuất hiện (kích thước như đồng xu lớn/quả bóng golf).

3. Cần làm gì khi bé gái sơ sinh ra máu vùng kín

Như vậy hiện tượng bé gái sơ sinh ra máu vùng kín trong tuần đầu tiên sau sinh là hết sức bình thường. Bố mẹ có thể yên tâm tự chăm sóc trẻ tại nhà. Khi bé gái sơ sinh ra máu vùng kín, bố mẹ cần:

  • Vệ sinh vùng kín cho bé bằng bông sạch và nước ấm.
  • Lau sạch từ trước ra sau, tuyệt đối không lau từ sau ra trước, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ hậu môn sang bộ phận sinh dục.

Khi nào bố mẹ cần đưa bé gái sơ sinh ra máu vùng kín đi khám:

  • Khi hiện tượng chảy máu âm đạo kéo dài quá tuần đầu sau sinh.
  • Dịch tiết có màu lạ (khác màu đỏ/hồng/nâu).
  • Trẻ có các triệu chứng khác (sốt, khóc quấy nhiều,…).
  • Lượng máu ra nhiều, khó kiểm soát.
  • Bố mẹ quá lo lắng, cần được bác sĩ tư vấn.
Khi nào bố mẹ cần đưa bé gái sơ sinh ra máu vùng kín đi khám?
Khi nào bố mẹ cần đưa bé gái sơ sinh ra máu vùng kín đi khám?

Tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa hiện có các gói khám – sàng lọc các bệnh lý phụ khoa cơ bản giúp khách hàng phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý về phụ khoa. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào, có thể gọi tới hotline 0868 555 168 hoặc đặt lịch để khám trực tiếp Tại đây với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, Nguyên Trưởng khoa Phụ Ngoại – Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.

Để lại bình luận của bạn

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs