Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

Rong kinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và cách phòng ngừa

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh (tên khoa học là menorrhagia) là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ bình thường. Đây là tình trạng khá phổ biến, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh con của phụ nữ. 

1. Rong kinh là gì?

Rong kinh là hiện tượng lượng máu kinh nguyệt ra quá nhiều hoặc kéo dài hơn so với một chu kỳ kinh bình thường.

Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài 28 – 32 ngày và thời gian hành kinh là 3 – 5 ngày. Lượng máu kinh nguyệt khoảng 50 – 80ml, bản chất là lớp niêm mạc tử cung bong ra. Rồi lớp niêm mạc mới hình thành để chu kỳ kinh tiếp theo diễn ra.

Khi chu kỳ kéo dài trên 7 ngày hoặc lượng máu kinh nhiều hơn 80ml, chúng ta gọi là rong kinh.

Để đánh giá lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ, chị em có thể dựa trên số lượng và số lần thay băng vệ sinh. Nếu phải thay băng liên tục hàng giờ hoặc sử dụng trên hai băng vệ sinh cùng lúc, đó là dấu hiệu lượng máu kinh không bình thường. Ngoài ra, rong kinh cũng có thể xuất hiện vào ban đêm hoặc máu đông thành cục lớn.

biểu hiện của rong kinh
Nếu phải thay băng liên tục hàng giờ là một biểu hiện của rong kinh

Tình trạng rong kinh kéo dài có thể gây thiếu máu, mệt mỏi và gây viêm nhiễm các cơ quan sinh dục, gây vô sinh ở phụ nữ.

2. Dấu hiệu khi bị rong kinh

Có một số dấu hiệu thường gặp khi bị rong kinh, bao gồm:

  • Đau bụng kinh.
  • Lượng máu kinh ra nhiều trong thời gian hành kinh, kéo dài trên 7 ngày, thậm chí lên tới 10 ngày.
  • Lượng máu kinh nhiều hơn 80ml thay vì 50 – 80ml trong chu kỳ bình thường.
  • Phải thay băng liên tục sau vài giờ.
  • Phải sử dụng hai hoặc nhiều băng vệ sinh cùng lúc.
  • Có xuất hiện cục máu đông kích thước lớn.
  • Có triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, khó thở, kiệt sức.

Nếu bạn gặp phải những triệu chứng này, hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm.

3. Nguyên nhân rong kinh

Có nhiều nguyên nhân gây rong kinh, bao gồm:

3.1. Mất cân bằng hormone

Sự cân bằng giữa hormone Estrogen và Progesterone ở phụ nữ giúp điều chỉnh việc tích tụ và bong ra của niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Nếu có một loại hormone nào đó thiếu hụt, niêm mạc tử cung sẽ phát triển quá mức, dẫn đến lượng máu kinh nhiều.

3.2. Rối loạn chức năng buồng trứng

Nếu trứng không rụng trong chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể không thể sản xuất hormone Progesterone như bình thường, gây mất cân bằng hormone và có thể gây rong kinh.

3.3. U xơ tử cung

U xơ tử cung là khối u lành tính và cũng là một trong những nguyên nhân gây chu kỳ kinh kéo dài hơn bình thường.

3.4. Lạc nội mạc trong cơ tử cung

Lạc nội mạc trong cơ tử cung có thể gây đau và chảy máu, làm tăng lượng máu kinh.

3.5. Polyp tử cung

Polyp lành tính nằm trên niêm mạc tử cung có thể gây chảy máu kéo dài.

3.6. Phương pháp đặt vòng tránh thai

Rong kinh là một trong những tác dụng phụ phổ biến của việc đặt vòng tránh thai, đặc biệt là vòng tránh thai nội tiết (có chứa progestin).

3.7. Liên quan đến thai kỳ

Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung cũng có thể gây chảy máu không bình thường.

3.8. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu, thuốc nội tiết… có thể gây chảy máu kinh kéo dài.

3.9. Các bệnh lý khác

Rong kinh cũng có thể liên quan đến các bệnh lý như rối loạn đông máu di truyền, ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng.

3.10. Các yếu tố nguy cơ khác

Đối với trẻ vị thành niên, rong kinh thường xuất hiện do rối loạn quá trình rụng trứng. Đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh sản, rong kinh có thể liên quan đến các bệnh lý như u xơ tử cung, polyp tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác như ung thư tử cung, bệnh lý tại gan và thận, rối loạn đông máu hoặc tác dụng phụ của thuốc cũng có thể gây ra tình trạng này. Rong kinh giai đoạn tiền mãn kinh cũng hay gặp ở phụ nữ đang độ tuổi trung niên.

4. Rong kinh kéo dài bao lâu?

Như đã nói ở trên, nếu thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày, chúng ta gọi là rong kinh. Tuy nhiên, thời gian rong kinh có thể khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

5. Rong kinh có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng gì không?

Rong kinh có thể mang lại những nguy hiểm và ảnh hưởng nào? Đây là thắc mắc chung của chị em khi gặp phải tình trạng này. Lượng máu kinh ra quá nhiều hoặc kéo dài mà không được điều trị hiệu quả có thể dẫn đến những bệnh lý khác. Cụ thể:

  • Thiếu máu: Rong kinh có thể gây thiếu máu do mất máu quá nhiều trong mỗi chu kỳ kinh. Khi bị thiếu máu, chị em sẽ thấy khó thở, mệt mỏi, da xanh xao, thiếu sức sống…
  • Đau bụng: bên cạnh việc ra máu kinh nhiều, chị em cũng có thể cảm thấy bụng dưới quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ (giống đau bụng kinh). Một số trường hợp có thể gặp triệu chứng chuột rút liên quan đến rong kinh.
Rong kinh
Rong kinh có thể làm bụng dưới đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn
  • Nguy cơ vô sinh và hiếm muộn: Khi bị rong kinh, máu sẽ có màu đen do bị ứ đọng lâu trong tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em.

Ngoài ra, chảy máu nhiều cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý phụ khoa khác như viêm nội mạc tử cung, polyp tử cung, u xơ tử cung, buồng trứng đa nang… Nếu không được chăm sóc và điều trị từ sớm, rong kinh có thể gây vô sinh và hiếm muộn, làm mất đi khả năng làm mẹ của chị em phụ nữ.

6. Bị rong kinh phải làm sao?

Bỗng một ngày, chu kỳ kinh nguyệt của bạn thay đổi lạ thường và xuất hiện những dấu hiệu đặc trưng của bệnh, bạn chắc chắn sẽ lo lắng và muốn biết phải làm gì khi bị rong kinh. Trong trường hợp này, bạn cần:

6.1. Điều chỉnh lối sống khoa học

Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp cải thiện tình trạng rong kinh. Tiêu biểu như:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, không thực hiện những hoạt động và vận động mạnh.
  • Giảm căng thẳng và stress, giữ tinh thần luôn vui vẻ.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách và thay băng vệ sinh thường xuyên.

6.2. Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi, bổ sung chất cho cơ thể, tránh thiếu máu và tăng cường năng lượng. Bạn nên:

  • Bổ sung trái cây và rau củ xanh vào thực đơn hàng ngày để ổn định đường huyết, cân bằng nội tiết tố và hạn chế nhiễm trùng.
  • Ăn cá biển hoặc cá giàu chất béo để giảm đau và viêm.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và vitamin B6 để giúp cải thiện tình trạng thiếu máu.
  • Ăn ngũ cốc ít glycemic để cân bằng nội tiết tố.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê.
  • Tránh ăn những món cay, nóng như ớt, tiêu.

6.3. Thăm khám với bác sĩ phụ khoa

Khám phụ khoa là việc cần thiết khi phát hiện rong kinh. Bác sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất dựa trên kết quả chẩn đoán, cơ địa và tình trạng sức khỏe của bạn.

7. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám thực thể và yêu cầu một số xét nghiệm, bao gồm:

  • Siêu âm: Dùng sóng âm để quan sát gián tiếp hình ảnh trong tử cung, buồng trứng và xương chậu.
  • Xét nghiệm PAP: Lấy mẫu tế bào từ bề mặt cổ tử cung để kiểm tra nhiễm trùng, tế bào ung thư hoặc mầm mống ung thư.
  • Sinh thiết nội mạc tử cung: Lấy mẫu mô trong tử cung để kiểm tra ung thư.
  • Soi ổ bụng: Rạch một đường nhỏ đưa ống dây soi qua nhằm quan sát ổ bụng.
  • Soi tử cung: Sử dụng ống soi để quan sát trong lòng tử cung.
  • Chụp cản quang tử cung vòi trứng: Sử dụng chất cản quang đưa vào tử cung và ống dẫn trứng để quan sát trên phim X-quang.

8. Cách điều trị rong kinh

Phương pháp điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân và mong muốn mang thai của chị em. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc để cải thiện tình trạng rong kinh. Các thuốc có thể được sử dụng bao gồm: thuốc tránh thai, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc nội tiết bổ sung hormone Progesterone hoặc sắt. Nếu điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể đề xuất phẫu thuật.

Các biện pháp phẫu thuật bao gồm hủy lớp nội mạc tử cung, nong nạo tử cung, hoặc cắt bỏ tử cung (bao gồm cả tử cung và cổ tử cung). Tuy nhiên, hạn chế của các phương pháp này là có thể gây vô sinh, do đó chỉ áp dụng cho trường hợp phụ nữ lớn tuổi hoặc không còn nhu cầu sinh con.

Tình trạng rong kinh ở mỗi người là khác nhau và nguyên nhân cũng khác nhau. Vì vậy, khi nghi ngờ mắc bệnh, chị em nên đi khám tại cơ sở y tế có đơn vị Sản Phụ khoa uy tín để được thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh và nhận lời khuyên điều trị phù hợp và hiệu quả.

9. Phòng ngừa rong kinh

Mặc dù không thể phòng ngừa được hết các nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa rong kinh như:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai: đặt vòng, cấy que tránh thai, uống thuốc nội tiết…
  • Tuân thủ lịch khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo chỉ định riêng để kiểm soát tình trạng và không ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

Hy vọng qua bài viết này, chị em đã hiểu rõ hơn về rong kinh, từ nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị đến cách phòng ngừa. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới hotline 0868 555 168 hoặc đặt lịch để khám trực tiếp với các bác sĩ tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa Tại đây

Hãy luôn chăm sóc sức khỏe đặc biệt là sức khỏe phần phụ để có cuộc sống thật vui vẻ, chất lượng, chị em nhé!!

5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
5

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs