Chậm kinh có thể là một biểu hiện bất thường ở nữ giới. Nhiều chị em thắc mắc tại sao mình bị chậm kinh nhưng không có thai. Cùng bài viết tìm hiểu về những nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này.
1. Chậm kinh là gì?
Chậm kinh biểu hiện sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Biểu hiện trễ kinh là khi không xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã đến kỳ hành kinh.
Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, thường là từ 28 – 30 ngày. Nếu chu kỳ ngắn hơn, 21 – 27 ngày hoặc lâu hơn 32 – 35 ngày thì vẫn được xem là dấu hiệu bình thường.
Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 35 ngày ở nữ giới, đây có thể được coi dấu hiệu chậm kinh.
2. Nguyên nhân bị chậm kinh nhưng không có thai
Chậm kinh được coi là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp như: chậm kinh nhưng xét nghiệm không có thai, que thử thai vẫn 1 vạch hay thậm chí chậm kinh trong 1 thời gian dài nhưng không có thai.
Những vấn đề về bệnh lý – sinh lý hoặc lối sống sinh hoạt, chế độ ăn uống không hợp lý cũng là các nguyên nhân giải thích cho các trường hợp bị chậm kinh nhưng không có thai. Hãy cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thuỷ giải thích nguyên nhân cũng như cách khắc phục vấn đề này nhé.
2.1. Rối loạn quá trình phóng noãn
Rối loạn phóng noãn là tình trạng noãn không được phóng theo chu kỳ ổn định, quá trình rụng không đều đặn. Từ đó, quá trình này gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, cũng là nguyên nhân khiến các chị em phụ nữ bị hiếm muộn. Đây là một chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nữ giới nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
2.2. Buồng trứng đa nang
Hiện tượng chậm kinh có thể bắt nguồn từ bệnh lý buồng trứng đa nang. Buồng trứng xuất hiện nhiều nang nhỏ nhưng không có nang trứng trưởng thành dẫn tới quá trình rụng trứng diễn ra cũng khó khăn hơn. Hội chứng buồng trứng đa nang này ảnh hưởng đến hormon giải phóng nang trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.
2.3. Các bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân chậm kinh, như u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung, viêm buồng trứng,…
Chị em cần chú ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt, bất cứ những biểu hiện bất thường như: Máu kinh bị vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ,… đều là những dấu hiệu đáng lưu ý.
Đồng thời, cũng nên theo dõi những dấu hiệu liên quan khác, như: đau bụng dưới âm ỉ, dịch tiết âm đạo có màu bất thường, hoặc có mùi hôi,…
2.4. Giảm cân quá mức
Đa số chị em phụ nữ thường muốn hướng tới chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) dưới 19. Nhưng nếu quá trình giảm cân diễn ra quá nhanh và đột ngột, cơ thể chưa kịp điều chỉnh sinh lý và tình trạng chậm kinh có thể xảy ra. Cơ thể thiếu chất béo sẽ không thể sản xuất đủ lượng estrogen cần thiết để duy trì kinh nguyệt, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt ở những phụ nữ này.
2.5. Tăng cân đột ngột
Việc tăng cân quá nhanh chóng và đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân chậm kinh ở người phụ nữ. Cơ thể sản xuất quá nhiều estrogen trong thời gian ngắn, lớp nội mạc tử cung phát triển quá mức và sinh lý có thể không ổn định.
Trong trường hợp này, các chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, giảm cân hiệu quả để chu kỳ kinh nguyệt có thể trở lại bình thường.
2.6. Vận động quá sức
Theo các chuyên gia y tế, tập thể dục điều độ góp phần ổn định chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tập với cường độ quá nặng có thể là nguyên nhân chậm kinh. Nếu cơ thể vận động quá sức mà không bổ sung đầy đủ lượng calo cần thiết, lượng estrogen sẽ không được sản xuất đủ để duy trì chu kỳ kinh nguyệt.
2.7. Căng thẳng, stress
Căng thẳng hay stress có thể sản sinh ra rất nhiều hormone ảnh hưởng đến sinh lý cơ thể như adrenaline và cortisol. Các hormone này tác động đến vùng dưới đồi, liên quan đến quá trình tạo ra estrogen trong kỳ kinh nguyệt. Đây là một nguyên nhân chậm kinh ở chị em phụ nữ. Vì vậy, nếu bị căng thẳng kéo dài và mất kinh từ 3 chu kỳ kinh liên tiếp trở lên thì chị em nên đi khám chuyên khoa để tìm nguyên nhân và can thiệp kịp thời.
Để hạn chế sự căng thẳng, bạn cần phải xây dựng một lối sống khỏe mạnh. Đối với tình trạng bị chậm kinh nhưng không có thai sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe của người phụ nữ.
- Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
Hầu như các chị em phụ nữ đều e ngại đi khám sản phụ khoa nên không thể xác định được việc mình có đang mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng không. Từ đó, stress và căng thẳng sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của các chị em.
- Ảnh hưởng sức khỏe
Nếu nguyên nhân gây ra chậm kinh là do các bệnh lý như: u xơ tử cung, viêm vòi trứng, u nang buồng trứng,… sẽ khiến cho các chị em có cảm giác mệt mỏi, khó chịu và đau vùng bụng dưới.
Bên cạnh đó, nếu không được chữa trị kịp thời rất dễ khiến vùng viêm nhiễm lan rộng, ảnh hưởng đến các cơ quan khác xung quanh khác dẫn đến cơ thể chị em ngày càng suy yếu.
- Tác động tới khả năng sinh sản
Việc rối loạn kinh nguyệt thường xuyên có thể khiến chị em dễ bị hiếm muộn vô sinh. Việc chậm kinh sẽ khiến chị em khó xác định được ngày rụng trứng, giảm khả năng thụ thai. Hơn nữa, mắc các bệnh phụ khoa sẽ làm giảm chức năng cơ quan sinh dục của bạn.
5. Làm gì khi bị chậm kinh nhưng không có thai?
Nếu nguyên nhân chậm kinh là do mang thai, hãy sử dụng que thử thai để có được đáp án chính xác. Nếu không phải do mang thai, bạn hãy đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được tư vấn, chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị hợp lý.
Tùy từng nguyên nhân mà mỗi bệnh nhân có cách điều trị khác nhau, uống thuốc hoặc chỉ cần thực hiện một lối sống lành mạnh. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là tiền đề cho người phụ nữ duy trì sức khỏe sinh sản ổn định, loại bỏ nguy cơ bị chậm kinh nhưng không có thai. Bạn cần lưu ý những điều sau để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, với lượng calo tiêu thụ phù hợp với lượng calo mất đi hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe như: thức uống có cồn, caffeine, thức ăn nhanh hoặc đồ ngọt.
- Nên tập thể dục thường xuyên, vừa phải, điều độ, phù hợp với thể trạng của cá nhân.
- Giữ cân nặng ổn định là cách để người phụ nữ duy trì vẻ đẹp cũng như sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 11 giờ đêm, không nên thay đổi lịch sinh hoạt khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Giữ tâm lý thoải mái, tinh thần thư giãn, không nên lo âu, căng thẳng quá mức.
Bị chậm kinh nhưng không có thai luôn là nỗi lo lắng của những người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn là tiền đề để có một sức khỏe sinh sản ổn định.
[block id=”6028″]