10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em nên cảnh giác

10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung chị em nên cảnh giác

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khám phá 10 dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà chị em nên lưu ý. Biểu hiện, nguyên nhân và cách dự phòng, hãy tìm hiểu để bảo vệ sức khỏe của bản thân!

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến ở phụ nữ. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung có thể giúp phát hiện bệnh kịp thời và tăng cơ hội điều trị thành công. Dưới đây là danh sách 10 dấu hiệu mà chị em nên lưu ý để bảo vệ sức khỏe của mình, cùng tìm hiểu nhé!

1. Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính phát triển do sự tiến triển không bình thường, không kiểm soát của các tế bào ở vùng cổ tử cung. Các tế bào này phát triển một cách nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung. 

Thống kê của các hiệp hội phụ khoa cho thấy, 99,7% trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến sự hiện diện của virus HPV – đây tác nhân gây bệnh lây truyền nhanh chóng thông qua đường tình dục. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung trong giai đoạn sớm cũng rất mờ nhạt, dễ khiến cho người bệnh bỏ lỡ cơ hội điều trị.

Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ.
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính thường gặp ở phụ nữ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có hơn 500.000 ca mắc mới và 250.000 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Dự báo vào năm 2030, số ca mắc ung thư cổ tử cung trên toàn cầu có thể lên đến 700.000 và 400.000 người tử vong.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do bệnh này. 

Với khoảng 37 triệu phụ nữ từ 15 tuổi trở lên, ung thư cổ tử cung xếp thứ 3 trong số những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 15-44. Số người mắc ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong nhóm tuổi trẻ, và có nhiều nguyên nhân góp phần vào tình trạng này.

Thực tế biểu hiện ung thư cổ tử cung thường khá mờ nhạt, khiến người bệnh dễ chủ quan. Khi xuất hiện triệu chứng hoặc tình cờ được phát hiện qua sàng lọc thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, gây ra biến chứng xấu, khiến cho hiệu quả điều trị thấp hoặc không có khả năng điều trị bảo tồn.

2. Nguyên nhân ung thư cổ tử cung

Nguyên nhân ung thư cổ tử cung đã được các nhà nghiên cứu cho rằng do âm đạo và cổ tử cung bị nhiễm trùng mạn tính, dai dẳng bởi virus thuộc họ virus gây ra u nhú ở người (HPV), lây truyền qua con đường quan hệ tình dục. 

Có hơn một trăm chủng virus HPV (bao gồm cả những chủng gây ra triệu chứng mụn cóc lành tính trên da). Chủng virus HPV 16 và 18 là nguyên nhân ung thư cổ tử cung của trên 70% trường hợp, ngoài ra còn có các chủng HPV cũng có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung khác như : 51, 58, 56, 39,…

Nhiễm trùng do HPV rất phổ biến, quá trình nhiễm trùng này cũng có sự thay đổi từ người này so với người khác. Sau khi bị nhiễm, virus HPV thường sẽ bị hệ thống miễn dịch loại bỏ trong thời gian vài tháng. Đôi khi hệ thống miễn dịch của chúng ta “bị lỗi” và nhiễm trùng sẽ tồn tại dai dẳng trong nhiều năm hoặc thậm chí là suốt đời, gây ra các tổn thương ác tính tại cổ tử cung.

Hoạt động của virus HPV để biến đổi của các tế bào tại cổ tử cung có thể mất thời gian từ 5-10 năm, do đó, ung thư cổ tử cung thường là ung thư xuất hiện chậm, không rõ ràng dấu hiệu ung thư cổ tử cung người bệnh có thể phát hiện được sớm nếu thực hiện thăm khám, tầm soát định kỳ.

Một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Bắt đầu đời sống tình dục khi còn rất trẻ và lối sống có nhiều bạn tình (điều này làm tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều chủng virus HPV).
  • Đồng mắc các bệnh lý khác lây truyền qua đường tình dục (nhiễm chlamydia, lậu, giang mai,…).
  • Không tầm soát bệnh lý ung thư thường xuyên.
  • Hút thuốc lá.
  • Độ tuổi.
  • Giảm khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch do bệnh lý suy giảm miễn dịch (ví dụ: HIV/AIDS) hoặc do thuốc điều trị (hóa trị ung thư, liệu pháp sinh học cho các bệnh lý tự miễn, điều trị chống thải ghép).

3. Dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Những dấu hiệu thường gặp của ung thư vùng cổ tử cung.
Những dấu hiệu thường gặp của ung thư vùng cổ tử cung

3.1. Chảy máu âm đạo bất thường

Đây chính là biểu hiện ung thư cổ tử cung khá thường gặp ở trong nhiều giai đoạn của bệnh, gây ra do tế bào vùng cổ tử cung biến đổi hoặc khối ung thư phát triển tăng kích thước, xâm lấn sang các mô cơ quan lân cận, tạo ra các mạng mạch mới, dễ vỡ, gây ra chảy máu.

Tình trạng chảy máu âm đạo không bình thường có thể xảy ra giữa chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục, sau mãn kinh, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi khám phụ khoa. Mức độ khi chảy máu âm đạo có thể khác nhau ở mỗi người, thường là máu đỏ tươi, có thể lượng ít hoặc nhiều, tự ngưng sau một thời gian nhưng sau đó lại tái phát và tăng dần tần suất xuất hiện.

3.2. Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo, hay còn gọi là huyết trắng, ban đầu xuất hiện ít sau đó tăng dần, có thể đặc hoặc nhầy, có thể màu sắc bất thường như trắng đục, xanh như mủ hoặc có màu hồng của máu, và gây ra mùi rất khó chịu sau một thời gian. Những biểu hiện này có thể là dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu. 

Tuy nhiên, cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa thông thường khác. Để đảm bảo chẩn đoán chính xác, việc đến khám phụ khoa để được bác sĩ xác định là rất quan trọng.

3.3. Đau khi giao hợp

Dấu hiệu đau trong khi quan hệ tình dục là một trong những dấu hiệu quan trọng để cảnh báo rằng tồn tại các tổn thương ở trong đường sinh dục. Trong đó, bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là chúng ta cần phải lưu ý và tuyệt đối không được chủ quan, hay bỏ qua mà cần nhanh chóng đi khám phụ khoa.

3.4. Đau vùng chậu, đau lưng dưới

Đau ở vùng thắt lưng, xương chậu, đặc biệt là vùng chậu và lưng dưới có thể là dấu hiệu của sự thay đổi bất thường ở vùng cổ tử cung. Khối u ở vùng cổ tử cung có thể phát triển dẫn đến gây cản trở đến quá trình cung cấp oxy cho tế bào bình thường, dẫn đến cảm giác đau âm ỉ, đôi khi là đau dữ dội. Do đó, phụ nữ cũng nên chú ý đến những triệu chứng này và thăm khám phụ khoa sớm để kiểm tra và loại trừ.

3.5. Khó chịu khi đi tiểu

Khó chịu, gắt buốt, châm chích khi đi tiểu cũng có thể là một dấu hiệu ung thư cổ tử cung do sự chèn ép của khối u. Nếu tần suất đi tiểu tăng lên, rối loạn tiểu tiện, tiểu tiện mất kiểm soát, nước tiểu có màu hay mùi bất thường, đặc biệt là triệu chứng đi tiểu ra máu thì người bệnh cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Thông thường, các dấu hiệu ở đường tiết niệu có thể gặp là khi ung thư đã lan tràn đến các mô lân cận.

3.6. Tiểu không kiểm soát

Khối u ở vùng cổ tử cung hoặc sự chèn ép của khối u có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến chức năng của lưu thông hệ tiêu hóa (đường ruột) và hệ tiết niệu (đường tiểu), từ đó làm cho người bệnh thay đổi thói quen đi đại tiện – tiểu tiện.

Phụ nữ mắc bệnh cũng có thể bị rối loạn đại tiện giống như tiêu chảy, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ táo bón,… hoặc gặp tình trạng rối loạn tiểu tiện như đi tiểu thường xuyên, tiểu tiện không tự chủ, tiểu buốt, tiểu rắt, dòng nước tiểu yếu do tắc nghẽn, đôi lúc kèm máu…

Triệu chứng bất thường trong khi tiểu tiện vô cùng nguy hiểm, vì nếu đúng là ung thư cổ tử cung thì có nghĩa rằng các tế bào ung thư đã di căn lan rộng ra các bộ phận khác ngoài vùng cổ tử cung.

3.7. Rối loạn kinh nguyệt

Ung thư cổ tử cung cũng có thể gây ra sự mất cân bằng hormone trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển và rụng trứng. Điều này có thể dẫn đến các biểu hiện như kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh và kinh nguyệt có màu đen sẫm. Thay đổi trong thời gian, tần suất hoặc tính chất của chu kỳ kinh nguyệt có thể liên quan với nguy cơ tiến triển ung thư cổ tử cung.

3.8. Giảm cân không rõ nguyên nhân

Dù không phải triệu chứng đặc hiệu nhưng sụt cân cũng là một trong những dấu hiệu ung thư cổ tử cung mà người bệnh có thể gặp phải từ sớm, các nguyên nhân có thể bắt nguồn từ sự bất thường cục bộ ở đường tiêu hóa hoặc từ rối loạn toàn thân do bệnh ung thư gây ra.

Nếu bạn gặp hiện tượng giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn và/hoặc giảm trọng lượng cơ thể hơn 10% mà không có nguyên nhân cụ thể, như thay đổi dinh dưỡng hoặc luyện tập để giảm cân hoặc căng thẳng, bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình.

3.9. Liên tục mệt mỏi

Hầu hết các loại ung thư đều có thể gây ra tình trạng giảm cân, chán ăn và sụt cân. Khối u ở cổ tử cung có thể gây áp lực lên dạ dày, khiến người bệnh không có cảm giác muốn ăn uống. Ung thư cũng có thể giảm số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh và thay thế chúng bằng các tế bào bạch cầu để chiến đấu với căn bệnh, dẫn đến tình trạng thiếu máu và suy giảm miễn dịch. 

Điều này khiến phụ nữ cảm thấy mệt mỏi liên tục, thiếu năng lượng và suy nhược, và các biện pháp như nghỉ ngơi, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, và thay đổi lối sống cũng không cải thiện tình trạng của họ.

3.10. Sưng đau ở chân

Khi khối u ung thư tiến triển lớn dần và lan rộng có thể gây ra sự chèn ép dây thần kinh và làm tắc nghẽn mạch máu không đến được chi dưới, gây ra sưng và đau chân, tình trạng đau này có xu hướng liên tục và tăng nặng dần theo thời gian.

Tuy nhiên, rất ít người nghĩ đây chính là biểu hiện ung thư cổ tử cung và thường nhầm lẫn với bệnh mạch máu chi dưới nên khó để có thể chẩn đoán và phát hiện kịp thời.

4. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tiêm vắc xin phòng virus HPV được xem là biện pháp phòng ngừa đơn giản và hữu hiệu nhất để giảm nguy cơ mắc bệnh lý ở phụ nữ vì ta không thể chờ đợi những dấu hiệu ung thư cổ tử cung đến rồi mới điều trị.

Ở Việt Nam, vắc xin phòng virus HPV đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng từ năm 2007, có khả năng phòng ngừa tổn thương và lây nhiễm gây ra bởi hai loại virus HPV nguy cơ cao là 16 và 18.

Ngoài ra, vắc xin còn giúp phòng ngừa mụn cóc ở cơ quan sinh dục và các bệnh lý ung thư khác như ung thư âm đạo, dương vật (ở nam giới), âm hộ, hậu môn…

Tiêm vaccine phòng HPV là cách dự phòng ung thư hiệu quả nhất.
Tiêm vaccine phòng HPV là cách dự phòng ung thư hiệu quả nhất.
  • Khuyến cáo chị em phụ nữ cần thiết phải xây dựng đời sống lành mạnh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo virus HPV – tác nhân dẫn đến bệnh u cổ tử cung.
  • Không quan hệ tình dục sớm, đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên vì cơ quan sinh dục khi này chưa phát triển hoàn thiện, còn rất nhạy cảm.
  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn ở cả nam và nữ. Không quan hệ tình dục với nhiều bạn tình vì tăng nguy cơ lây nhiễm virus HPV cùng một số bệnh lý lây qua đường tình dục khác, đặc biệt là khi bạn tình cũng có nhiều bạn tình khác.
  • Nên vệ sinh sạch sẽ vùng kín, đặc biệt là trong các kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục…
  • Đến ngay các cơ sở chuyên khoa phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời khi có những triệu chứng bất thường của vùng kín.

5. Lời khuyên từ bác sĩ

Lời khuyên từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan: Chị em phụ nữ cần chủ động nắm bắt được những kiến thức cơ bản về phòng chống ung thư cổ tử cung và tầm soát ung thư. Cụ thể:

  • Chủ động tiêm phòng HPV sớm: Nên tiêm phòng HPV khi trên 9 tuổi và hiệu quả tốt nhất khi tiêm trước quan hệ tình dục. Hiện nay, Việt Nam đã phổ biến hơn với nhiều dòng thuốc phòng HPV với khả năng ngăn ngừa được nhiều chủng virus nguy hiểm như: 6, 11, 16, 18, 31, 33,…
  • Tầm soát ung thư cổ tử cung và virus HPV định kỳ: Việc tầm soát định kỳ ung thư theo độ tuổi sẽ giúp cho người bệnh có thể phát hiện sớm được bệnh lý, nâng hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống.
  • Sinh hoạt lành mạnh: Tăng cường sức đề kháng và sinh hoạt tình dục lành mạnh là sự bảo vệ cơ bản trước căn bệnh ung thư cổ tử cung.

Trên đây là tổng quan về những dấu hiệu ung thư cổ tử cung cùng cách phòng bệnh. Nếu người bệnh gặp triệu chứng bất thường hay còn cảm thấy lo lắng có thể liên hệ với phòng khám để được giải đáp.

[block id=”5776″]

3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
3

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Từ T2 – T6: 16h00 – 19h00
    • T7, CN: 9h00 – 12h00

    Thông báo nghỉ lễ ngày 02/09 (Quý khách cần hỗ trợ xin liên hệ: 0909 876)

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    c723a0393e3863bc9b860e2d4d0b9a554d42f0b2.png

    Điều trị phụ khoa

    c0f390f968a13d0dff35f71f83420d33a6ea1a66.png

    Theo dõi thai sản

    service

    Hỗ trợ mang thai

    80c76b36c0fd20699b66d137d2848b66

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề quan hệ bị ra máu âm đạo của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị ra máu sau khi dùng thuốc tránh thai của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề dùng dung dịch vệ sinh sau khi sinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs
    Câu hỏi về vấn đề bị lậu và viêm lộ tuyến của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/11/2024.
    iconbs