Cấy que tránh thai vẫn có thai gây ra nhiều lo lắng cho chị em. Nguyên nhân có thể do que tránh thai đã hết hạn, tương tác với thuốc, que bị gãy, rơi ra ngoài hoặc do cấy que không đúng cách.
1. Cấy que tránh thai là gì?
Trước khi tìm hiểu tại sao cấy que tránh thai vẫn có thai và cấy que tránh thai vẫn có bầu có nguy hiểm không, chị em cần hiểu rõ về phương pháp này.
Cấy que tránh thai là một biện pháp ngừa thai lâu dài và hiệu quả. Đây là phương pháp sử dụng một thanh nhựa nhỏ, mềm, có chứa nội tiết tố progestin, đặt vào dưới da cánh tay không thuận của phụ nữ.
Sau khi được cấy, que tránh thai sẽ giải phóng từ từ lượng progestin vào cơ thể, giúp ngăn chặn quá trình rụng trứng và làm dày chất nhầy cổ tử cung. Nhờ đó, tinh trùng khó xâm nhập vào tử cung, ngăn ngừa thụ thai.
Hiệu quả của biện pháp cấy que tránh thai có thể kéo dài từ 3-5 năm, tùy thuộc vào loại que cấy. Tuy nhiên, phương pháp này không thể bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Ai không nên cấy que tránh thai?
Mặc dù cấy que tránh thai được đánh giá là biện pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn cho hầu hết chị em phụ nữ. Tuy nhiên, một số trường hợp chị em cấy que tránh thai vẫn có thai nếu không phù hợp với phương pháp này. Do đó, việc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định cấy que là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Cụ thể:
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai không nên cấy que tránh thai.
- Phụ nữ bị chảy máu âm đạo bất thường chưa được chẩn đoán nguyên nhân.
- Phụ nữ bị ung thư vú hoặc có tiền sử ung thư vú.
- Phụ nữ bị xơ gan, u gan, viêm gan đang hoạt động.
- Phụ nữ bị huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, đột quỵ.
- Phụ nữ dị ứng với thành phần của que cấy tránh thai.
Do đó, trước khi quyết định cấy que tránh thai, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.
3. Khả năng cấy que tránh thai vẫn có thai là bao nhiêu?
Que cấy tránh thai là phương pháp ngừa thai hiệu quả và an toàn kéo dài trong nhiều năm. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ thành công của biện pháp này lên đến hơn 99%, cao hơn đáng kể so với uống thuốc tránh thai thông thường. Chính vì vậy, que cấy được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu cho phụ nữ muốn ngừa thai lâu dài.
Tuy nhiên, trên thực tế, còn có một số ít trường hợp phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có thai. Theo thống kê, cứ 100 phụ nữ sử dụng que cấy thì ít hơn 1 người gặp phải tình trạng mang thai ngoài ý muốn mỗi năm. Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Cấy que tránh thai có thai không?” là có.
4. Nguyên nhân khiến cấy que tránh thai vẫn có bầu
Các chị em đã nắm được khả năng mang thai khi cấy que tránh thai là không cao. Vậy đâu là lý do khiến một số ít phụ nữ vẫn có bầu sau khi cấy que tránh thai?
4.1. Que cấy đã hết hạn sử dụng
Tuổi thọ của mỗi loại que cấy tránh thai dao động từ 3 đến 5 năm tùy thuộc vào thành phần và hàm lượng hormone trong que. Khi hết thời hạn, tác dụng ngừa thai của que cấy sẽ giảm dần. Nếu tiếp tục quan hệ tình dục mà không áp dụng biện pháp tránh thai bổ sung nào khác, chị em hoàn toàn có thể mang thai ngoài ý muốn.
Do đó, khi que cấy tránh thai đã hết hạn, chị em nên đến cơ sở y tế để tháo bỏ que cũ và cấy que mới nếu vẫn có nhu cầu tránh thai.
4.2. Tương tác với một số loại thuốc
Tác dụng của que cấy tránh thai có thể bị ảnh hưởng hoặc giảm hiệu quả khi sử dụng đồng thời với một số loại dược phẩm như:
- Thuốc điều trị HIV, lao và động kinh.
- Kháng sinh rifabutin, rifampicin.
- Thảo dược Ban Âu.
4.3. Que cấy bị rơi ra ngoài
Trong một số tình huống rất hiếm gặp, que cấy tránh thai có thể bị gãy, bị cong hoặc dịch chuyển khỏi vị trí cấy ban đầu. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng tự nhiên nhằm tạo mô bảo vệ xung quanh que cấy. Có trường hợp que cấy rơi ra ngoài khiến phụ nữ cấy que tránh thai vẫn có thai.
Nếu chẳng may gặp chấn thương hay tai nạn tác động đến vùng cấy que, tốt nhất bạn nên kiểm tra lại để đảm bảo que vẫn nằm đúng vị trí và có thể tiếp tục phát huy hiệu quả tránh thai.
4.4. Các lý do khác
Bên cạnh những nguyên nhân chính nêu trên, khi cấy que tránh thai vẫn có thai còn có thể do:
- Tự ý cấy que tại nhà thay vì nhờ bác sĩ thực hiện.
- Chọn cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng que cấy giá rẻ, kém an toàn và hiệu quả.
- Sai sót trong quy trình cấy que do tay nghề của bác sĩ hoặc trang thiết bị y tế lỗi thời.
5. Cấy que tránh thai vẫn có bầu có nguy hiểm không?
Sau khi biết được nguyên nhân, rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc cấy que tránh thai vẫn có bầu có nguy hiểm không?. Nghiên cứu cho thấy, nguy cơ mang thai ngoài tử cung tăng lên ở những người đang sử dụng que cấy. Tuy nhiên, xác suất gặp phải tình trạng này ở nhóm cấy que vẫn thấp hơn đáng kể so với các cặp quan hệ không tránh thai.
Nếu chẳng may cấy que tránh thai vẫn có bầu, chị em đừng quá lo lắng vì việc tiếp tục mang thai sau khi tháo que hay chấm dứt thai kỳ cũng không gây nguy hiểm. Một số công trình nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thai phụ hoàn toàn có thể dưỡng thai bình thường sau khi đã lấy que cấy ra và tham gia sàng lọc trước sinh như mọi mẹ bầu khác.
6. Xử lý như thế nào khi cấy que tránh thai vẫn có thai?
Nếu phát hiện các dấu hiệu của việc mang thai vào bất cứ lúc nào sau khi cấy que tránh thai, chị em hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám. Trong trường hợp quyết định giữ lại thai, các bác sĩ sẽ tháo que ngừa thai và chị em vẫn tiếp tục lịch trình chăm sóc thai kỳ cũng như sàng lọc như bao thai phụ khác.
Việc khám thai định kỳ và làm theo các hướng dẫn của bác sĩ Sản khoa sẽ đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và thai nhi trong cả quá trình mang thai. Chị em không cần phải quá lo ngại việc cấy que tránh thai vẫn có thai sẽ tác động xấu như thế nào đến bào thai. Suy nghĩ tiêu cực có thể khiến tinh thần bất ổn, ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ đang mang thai.
Không có phương pháp tránh thai nào đạt hiệu quả tuyệt đối 100%, thậm chí là với những phụ nữ đã cấy que hay thực hiện triệt sản. Chính vì vậy, vẫn có trường hợp cấy que tránh thai vẫn có thai do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan khác nhau. Nếu rơi vào hoàn cảnh này, tốt nhất chị em hãy đến cơ sở y tế để nhận được giải pháp xử lý phù hợp và trải qua thai kỳ khỏe mạnh, an toàn sau khi đã tháo bỏ que cấy.
7. So sánh các phương pháp tránh thai.
Tỷ lệ cấy que tránh thai vẫn có thai nhỏ hơn 1%, vậy các phương pháp ngừa thai khác như thế nào? Cùng tìm hiểu ở bảng sau đây:
Phương pháp | Tỷ lệ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng khi dùng đúng cách | Tỷ lệ mang thai trong năm đầu tiên sử dụng | Tỷ lệ phụ nữ tiếp tục sử dụng sau 1 năm | Yêu cầu khi áp dụng | Nhược điểm |
Phương pháp tránh thai liên quan đến Hormone | |||||
Thuốc tránh thai đường uống | 0,3% | 9% | 67% | Uống thuốc hàng ngày.
Viên thuốc chỉ chứa progestin: Uống vào cùng thời điểm mỗi ngày. |
Gây tác dụng phụ là đầy hơi,, buồn nôn, đau đầu.
Thuốc tránh thai kết hợp estrogen-progestin: Gia tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch. Thuốc tránh thai chỉ chứa progestin: Chảy máu bất thường. |
Miếng dán qua da | 0,3% | 9% | 67% | Dán và gỡ hàng tuần | Khó chịu tại chỗ.
Nhược điểm tương tự với thuốc tránh thai đường uống. |
Vòng tránh thai ở âm đạo | 0,3% | 9% | 67% | Đặt vào âm đạo và thay hằng tháng | Nhược điểm tương tự với thuốc tránh thai đường uống. |
Tiêm Progestin | 0,2% | 6% | 56% | Tiêm 3 tháng một lần | Vô kinh, nhức đầu, chảy máu bất thường, tăng cân, thay đổi tâm trạng. |
Cấy Progestin dưới da | 0,05% | 0,05% | 84% | Cấy 3 năm 1 lần | Mất kinh, đau đầu, tăng cân, chảy máu bất thường. |
Vòng tránh thai ở tử cung | 0,4% (cho vòng tránh thai 3 năm: 13,5 mg), 0,2% (cho vòng tránh thai 5 năm: 19,5 mg) hoặc 0,2–0,6% (cho vòng tránh thai 8 năm: 52 mg) | 0,4% (cho vòng tránh thai 3 năm: 13,5 mg), 0,2% (cho vòng tránh thai 5 năm: 19,5 mg) hoặc 0,2–0,6% (cho vòng tránh thai 8 năm: 52 mg) | 78-80% | Tùy vào loại vòng, có thể đặt 3 năm, 5 năm hoặc 8 năm một lần | Tụt vòng tự nhiên và thủng tử cung (hiếm).
Ra máu không đều và mất kinh. |
Phương pháp tránh thai lúc quan hệ tình dục | |||||
Bao cao su ở ngoài (nam) | 2% | 18% | 43% | Sử dụng trong mọi lúc quan hệ tình dục | Phản ứng dị ứng |
Bao cao su ở trong (nữ) | 5% | 21% | 41% | Sử dụng trong mọi lúc quan hệ tình dục | Phản ứng dị ứng |
Màng ngăn diệt tinh trùng | 6% | 12% | 57% | Sử dụng trong mọi lúc quan hệ tình dục.
Đưa vào tối đa là 2 tiếng trước lúc quan hệ. Giữ nguyên vị trí trên 6 tiếng (và dưới 24 tiếng) sau khi quan hệ. |
Âm đạo bị kích thích.
Tăng tỉ lệ bị nhiễm trùng tiết niệu. |
Gel điều chỉnh pH để tránh thai | 7% | 14% | _ | Dùng 1 tiếng trước khi quan hệ | Nóng rát âm đạo, ngứa và nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm trùng nấm men |
8. Kết luận
Tóm lại, cấy que tránh thai vẫn có thai là tình trạng hiếm gặp, thường do que cấy đã hết hạn sử dụng, tương tác với một số loại thuốc hoặc bị rơi ra khỏi vị trí. Mặc dù nguy cơ mang thai ngoài ý muốn khi sử dụng que cấy thấp hơn so với không áp dụng biện pháp tránh thai nào, nhưng tình trạng này vẫn có thể xảy ra.
Nếu phát hiện có thai khi đang cấy que tránh thai, chị em hãy đặt lịch thăm khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương cùng đội ngũ bác sĩ chuyên môn hỗ trợ và tư vấn kịp thời!
[block id=”7225″]