Bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu có nguy hiểm không? Trong bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn về tình trạng này thông qua một ca bệnh cụ thể đồng thời nói về xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở bà bầu. Cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé!
1. Ca bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu
Chị Nguyễn Thị V. A. (26 tuổi) mang thai 29 tuần, đến Phòng khám Chuyên Khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan vào ngày 30/12/2023 với lý do: Khám thai định kỳ. Chị A được BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan làm xét nghiệm cấy dịch âm đạo phát hiện Liên cầu nhóm B – Dương tính.
Tiền sử: thai kỳ khỏe mạnh, nghiệm pháp đường huyết bình thường, tiêm 2 mũi phòng uốn ván.
Đối với BS Ngọc Lan, việc làm xét nghiệm Liên cầu khuẩn nhóm B ở bà bầu bằng cách cấy dịch âm đạo đã được đưa vào như một xét nghiệm thường quy cho các thai phụ trước khi sinh. Bởi bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu (thường gặp là liên cầu nhóm B) có thể lây cho trẻ sau khi sinh gây nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong.
2. Kế hoạch điều trị
Kết quả khám của chị A: Thai phát triển ổn định, cấy dịch âm đạo phát hiện dương tính với liên cầu khuẩn nhóm B.
Kế hoạch điều trị được BS Ngọc Lan đưa ra đối với bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu:
- Tái khám thai định kỳ theo lịch hẹn.
- Điều trị sớm bệnh nhiễm liên cầu khuẩn B dựa theo kết quả kháng sinh đồ
Sau thời gian điều trị, thai phụ cần được xét nghiệm lại liên cầu nhóm B để chắc chắn đã âm tính.
3. Những điều cần lưu ý
3.1. Liên cầu khuẩn B là gì? Nó tồn tại ở đâu?
Bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu là một tình trạng nhiễm khuẩn khá thường gặp ở thời kỳ mang thai. Nó có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trẻ sau khi sinh.
Liên cầu khuẩn nhóm B là một nhóm vi khuẩn “ký sinh” ở trong âm đạo và đường ruột của nữ giới. Theo nhiều nghiên cứu của những hiệp hội sản khoa trên thế giới thì có từ 10 đến 30% nữ giới có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn khi mang thai.
Thực tế, trong một số trường hợp, liên cầu khuẩn nhóm B cũng có thể không gây hại đến sức khỏe của giới nữ. Tuy nhiên, nó có thể gây ra những di chứng vô cùng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh nếu như bị lây nhiễm từ người mẹ.
3.2. Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị nhiễm GBS trong khi chào đời (chú ý ghi biến chứng giai đoạn sớm)
Theo các bác sĩ đầu ngành về nhi khoa và sản khoa thì bệnh liên cầu khuẩn nhóm B ở bà bầu có khả năng lây nhiễm cao từ mẹ sang con, đặc biệt là trong thời gian chuyển dạ và tỉ lệ này có thể tăng lên tới 50%.
Những trẻ bị lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ người mẹ có thể gặp phải rất nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu, thậm chí là có thể dẫn đến tình trạng tử vong trong vòng 24h nếu như không được phát hiện sớm.
Liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ sơ sinh nếu không được phát hiện kịp thời và tìm được biện pháp xử lý hiệu quả, sẽ dễ khiến cho trẻ sơ sinh gặp phải nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn sớm:
Tình trạng bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở giai đoạn sớm thường diễn ra trong khoảng 1 tuần đầu tiên sau khi trẻ sơ sinh chào đời và nhiều nhất là trong khoảng 1 – 2 ngày sau sinh.
Lúc này, trẻ chủ yếu bị lây nhiễm GBS từ người mẹ bị mắc trước đó trong quá trình chuyển dạ. Tình trạng nhiễm GBS sớm ở trẻ chiếm khoảng 2/3 số lượng những trẻ sơ sinh và nó có thể gây ra rất nhiều những bệnh lý nghiêm trọng ở trẻ như viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm da có mủ,…
Theo rất nhiều thống kê y tế, khoảng 10% trẻ sơ sinh đã tử vong vì gặp phải những biến chứng của nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trong giai đoạn sớm. Số còn lại rất dễ gặp những di chứng nặng nề. Do đó, các mẹ bầu phải tuyệt đối không được chủ quan.
- Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B giai đoạn muộn:
Đây là một tình trạng xảy ra ở những trẻ sơ sinh trong giai đoạn trong khoảng 7 ngày đến 3 tháng sau khi chào đời và thường gặp nhất là trong khoảng 30 ngày đầu tiên.
Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở giai đoạn muộn cũng khiến cho trẻ bị viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng máu thậm chí là những tình trạng viêm xương tủy và viêm khớp. Tình trạng này sẽ hiếm gặp hơn so với nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B trong giai đoạn sớm.
Tỉ lệ tử vong của những trẻ sơ sinh nhiễm GBS ở giai đoạn muộn cũng thấp hơn, chỉ khoảng 5% nhưng những di chứng của nó gây ra lại vô cùng nặng nề.
Đặc biệt, nhiễm GBS giai đoạn muộn còn để lại những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thể chất. Tính cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có cách nào để có thể ngăn chặn tình trạng nhiễm GBS giai đoạn muộn.
3.3. Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm b ở bà bầu làm như thế nào?
Vậy xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B để làm gì? Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở bà bầu là xét nghiệm thường quy ở phụ nữ có thai nhằm sàng lọc và điều trị tình trạng này sớm.
Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B ở bà bầu được tiến hành kiểm tra khá đơn giản theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm chuyên dụng, lấy dịch âm đạo và dịch trực tràng để lên một miếng gạc âm đạo và một miếng gạc trực tràng để có thể phân biệt.
- Bước 2: Tiến hành xét nghiệm liên cầu khuẩn ở trong phòng thí nghiệm.
- Bước 3: Trả kết quả, tư vấn điều trị cho những sản phụ dương tính với liên cầu nhóm B.
4. Lời dặn từ bác sĩ về bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu
Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm GBS cho trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh thường bị lây nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ người mẹ trong quá trình chuyển da Tuy nhiên, những trường hợp ở dưới đây sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm GBS ở trẻ sơ sinh, nên các bậc cha mẹ cũng cần hết sức lưu ý:
- Trẻ sơ sinh bị sinh non hoặc sản phụ vỡ ối trước tuần thai thứ 37.
- Mẹ bầu có triệu chứng sốt hoặc bị nhiễm trùng khi chuyển dạ.
- Mẹ bầu có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B qua cấy dịch âm đạo dương tính trước đó.
- Thời gian vỡ ối nhiều hơn 24h trước khi sinh.
- Mẹ bầu có tiền sử sinh con trước bị nhiễm GBS.
Liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) có thể gặp trên phụ nữ khỏe mạnh, không gây ra triệu chứng, không gây bệnh. Tuy nhiên khi mang thai, nếu thai phụ nhiễm GBS, tỉ lệ lây nhiễm cho con trong quá trình chuyển dạ có thể lên tới 50%. Đây là nguyên nhân gây nhiễm trùng sơ sinh thường gặp, có thể tử vong cao.
Do đó nên tầm soát GBS bằng cách lấy dịch âm đạo cấy tìm GBS và làm kháng sinh đồ, xét nghiệm này không gây bất kỳ khó chịu nào cho thai phụ.
Hiện nay BS Ngọc Lan đã xem đây như một xét nghiệm thường quy của phụ nữ có thai. Tất cả các chị em đến theo dõi thai kỳ đều sẽ không bị bỏ sót xét nghiệm quan trọng này để chẩn đoán bệnh liên cầu khuẩn ở bà bầu nên cho dù kết quả dương tình thì cũng không quá đáng lo.
Nếu còn thắc mắc có thể liên hệ qua zalo với phòng khám để được giải đáp. Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh có thể liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168 hoặc qua website.
Ngoài ra, chị em có thể tham gia vào group Facebook, Zalo để hỏi đáp những vấn đề liên quan đến sản phụ khoa.