Trong bài viết này, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ sản Trung Ương sẽ giúp chị em hiểu được cần phải làm gì khi viêm phụ khoa tái phát nhiều lần.
1. Hiểu rõ về viêm phụ khoa
1.1. Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo (viêm phụ khoa) là một tình trạng bệnh lý có thể gây nhiễm trùng hoặc không có nhiễm trùng trên niêm mạc âm đạo, đôi khi có thể kèm theo viêm âm hộ. Để chẩn đoán bệnh, thông thường bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dịch tiết âm đạo (khí hư) của người bệnh. Các tác nhân gây ra viêm thường bao gồm vi khuẩn, vi nấm candida và ký sinh trùng.
Ngoài ra, viêm nhiễm vùng kín cũng có thể do vùng kín bị kích ứng hoặc phản ứng với các loại dung dịch vệ sinh, kem bôi, bao cao su hoặc xà phòng có chứa các chất tẩy rửa mạnh không phù hợp với cơ địa của người sử dụng. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây nhiễm qua đường sinh hoạt tình dục.
Mặc dù bệnh này là một tình trạng bệnh phổ biến ở nữ giới, tuy nhiên, tại Việt Nam, kiến thức và nhận thức về bệnh này vẫn còn hạn chế. Đây là một vấn đề y tế quan trọng mà chị em phụ nữ cần quan tâm. Việc có kiến thức đầy đủ và hiểu biết về bệnh sẽ giúp phát hiện và điều trị một cách hiệu quả và kịp thời.
Nếu gặp tình trạng viêm phụ khoa tái phát nhiều lần, chị em đừng e ngại thăm khám và thảo luận với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hỗ trợ.
1.2. Nguyên nhân bị viêm âm đạo
Nguyên nhân gây bệnh có thể được xác định dựa trên các tác nhân sau:
- Vi khuẩn
Đây là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ, khi số lượng vi khuẩn có lợi trong âm đạo thay đổi. Vi khuẩn có lợi sẽ chiếm ưu thế so với vi khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, vì một số lý do, vi khuẩn kỵ khí có thể phát triển và làm mất cân bằng, gây viêm phụ khoa.
- Nấm men
Vi khuẩn nấm men, đặc biệt là vi khuẩn Candida. Khi phát triển quá mức, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở nhiều vùng trên cơ thể như lưỡi, vùng kín của phụ nữ và móng tay. Phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường hoặc sử dụng thuốc kháng sinh thường dễ mắc nhiễm nấm âm đạo. Vi khuẩn Candida phát triển mạnh có thể tiêu diệt các vi khuẩn có ích trong môi trường âm đạo, dẫn đến nhiễm nấm.
- Trùng roi Trichomonas
Trùng roi Trichomonas là một loại ký sinh trùng xâm nhập qua đường tiết niệu của nam giới và có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục. Trùng roi này xâm nhập và tấn công âm đạo của phụ nữ. Điều này có nghĩa là nếu người bệnh bị viêm phụ khoa do nhiễm trùng Trichomonas, đối tác tình dục của họ cũng có thể bị nhiễm ký sinh trùng này.
1.3. Dấu hiệu viêm âm đạo
Trong trường hợp không có viêm nhiễm, khí hư thường có màu trắng trong, không đặc quánh và không có mùi. Trong quá trình chu kỳ kinh nguyệt, khí hư thường tiết ra nhiều hơn. Dịch tiết âm đạo chứa nhiều vi khuẩn có lợi, chủ yếu là vi khuẩn Lactobacillus, có nhiệm vụ giữ cho môi trường âm đạo cân bằng, ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh lý.
Tuy nhiên, khi dịch tiết âm đạo có mùi hôi bất thường, có màu trắng đục và gây ra các triệu chứng như đau rát, ngứa ngáy, khó chịu khi quan hệ tình dục, khó tiểu… đây có thể là biểu hiện của bệnh lý viêm âm đạo. Bệnh có thể do nhiễm trùng bởi các vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng. Khi mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo xảy ra, vi khuẩn gây bệnh có thể tăng sinh và gây viêm nhiễm.
Nếu các dấu hiệu viêm phụ khoa tái phát nhiều lần sẽ gây nhiều phiền phức, bất an hơn thế nữa là những ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân hay sức khỏe sinh sản.
1.4. Viêm âm đạo nguy hiểm không?
Viêm phụ khoa tái phát nhiều lần gây nhiều phiền toái cũng như lo lắng cho chị em phụ nữ. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có, viêm phụ khoa nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả có thể gây ra nhiều hậu quả và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt của phụ nữ. Một số hậu quả quan trọng gồm:
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày: Viêm phụ khoa gây ra các triệu chứng khó chịu như ngứa, đau rát, mùi hôi âm đạo, gây ảnh hưởng đến sự tự tin và thoải mái trong giao tiếp và công việc hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể làm bạn mất ngủ, tăng cảm giác căng thẳng và khó chịu.
- Mầm mống cho các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác: Viêm phụ khoa kéo dài và không được điều trị hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm khác. Các tác nhân gây bệnh có thể lan rộng và tấn công các cơ quan sinh dục khác như tử cung, vùng chậu, gây ra viêm nội mạc tử cung và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung.
- Gây vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới: Viêm phụ khoa có thể gây tắc nghẽn ống dẫn trứng và ảnh hưởng đến quá trình gặp gỡ và thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Ngoài ra, môi trường âm đạo mất cân bằng có thể làm khó cho tinh trùng sống sót và di chuyển trong cơ thể phụ nữ, gây khó khăn cho quá trình thụ tinh và có thể dẫn đến vô sinh.
- Nguy hiểm cho thai phụ và thai nhi: Phụ nữ mang thai bị viêm phụ khoa không được điều trị có nguy cơ cao hơn sảy thai, sinh non và các biến chứng thai kỳ. Viêm phụ khoa cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của thai nhi, gây ra dị tật hoặc chậm phát triển thể chất và trí não.
2. Nguyên nhân viêm phụ khoa tái phát nhiều lần
Viêm phụ khoa tái phát nhiều lần có thể xuất phát từ những lý do sau đây:
- Bệnh viêm âm đạo chưa được chữa trị khỏi hoàn toàn: Nếu bệnh không được điều trị một cách đúng và đủ thời gian hoặc người bệnh ngừng điều trị sớm khi cảm thấy triệu chứng giảm đi, vi khuẩn gây bệnh có thể không bị loại bỏ hoàn toàn và tiếp tục phát triển, dẫn đến tái phát bệnh.
- Tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có chỉ định bác sĩ: Nhiều người có xu hướng tự mua thuốc điều trị bệnh dựa trên đơn khám đầu tiên mà không đi tái khám, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng hoặc không hoạt động hiệu quả, từ đó vi khuẩn không được loại bỏ và bệnh tái phát.
- Tái nhiễm từ bạn tình: Nếu một trong hai người trong một mối quan hệ tình dục mắc bệnh viêm phụ khoa và không được điều trị, có thể xảy ra trường hợp tái nhiễm bệnh từ một người sang người kia. Điều này có thể xảy ra nếu không có biện pháp phòng ngừa và điều trị đồng thời cho cả hai bên.
- Lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài: Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài và không đúng chỉ định có thể gây ra sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi, gây thay đổi pH và làm giảm khả năng miễn dịch của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh tái phát và phát triển.
Để ngăn ngừa tình trạng này, quan trọng nhất là điều trị bệnh một cách đúng và hoàn toàn theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, chị em cần tuân thủ các biện pháp vệ sinh cá nhân, hạn chế sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định, có quan hệ tình dục an toàn và thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề liên quan.
3. Cách điều trị viêm phụ khoa tái phát nhiều lần
Các phương pháp và lời khuyên dưới đây có thể giúp điều trị dứt điểm và ngăn không cho bệnh viêm âm đạo tái phát nhiều lần:
- Thăm khám phụ khoa kịp thời: Hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa phụ khoa để được khám và nhận phác đồ điều trị bằng kháng sinh đặc trị. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng của bạn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng kháng sinh từ thực vật: Khi điều trị viêm phụ khoa bằng kháng sinh, bạn hãy lựa chọn các loại kháng sinh có nguồn gốc từ thực vật. Các kháng sinh từ thực vật có thể loại bỏ vi khuẩn một cách hiệu quả mà ít gây ảnh hưởng và xáo trộn hệ miễn dịch tự nhiên của cơ quan sinh dục nữ.
- Bổ sung lợi khuẩn: Để giảm tình trạng tái phát, chị em hãy bổ sung các lợi khuẩn bị tiêu diệt do sử dụng kháng sinh đặc trị. Các dưỡng chất như immune gamma có thể kích thích sản sinh hiệu quả các vi khuẩn có lợi trong cơ thể.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Hãy vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các sản phẩm dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và an toàn. Chọn các sản phẩm có khả năng kháng khuẩn nhất định để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
- Quan hệ an toàn: Tránh quan hệ tình dục khi bạn tình có dấu hiệu nhiễm khuẩn hoặc viêm đường sinh dục. Điều này giúp giảm nguy cơ tái nhiễm và lây nhiễm vi khuẩn.
4. Cách ngăn ngừa viêm phụ khoa tái phát nhiều lần
Các cách ngăn ngừa phòng tránh viêm phụ khoa tái phát nhiều lần:
- Bổ sung probiotic có thể có lợi cho việc điều trị và ngăn ngừa bệnh. Probiotic là các vi khuẩn có lợi tồn tại tự nhiên trong cơ thể chúng ta và có khả năng cân bằng hệ vi khuẩn trong âm đạo. Chúng giúp duy trì môi trường pH cân bằng và ngăn chặn sự sinh sôi và phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh. Probiotic có thể có trong sữa chua không đường, kim chi, nấm thủy sâm và các thực phẩm lên men khác có thể được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.
- Hoạt chất allicin trong tỏi đã được biết đến với khả năng kháng vi khuẩn và chống viêm. Chúng ta có thể sử dụng các chế phẩm viên uống bổ sung tỏi.
- Lựa chọn đồ lót phù hợp có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa viêm phụ khoa và giảm nguy cơ tái phát bệnh. Đồ lót được làm từ vải cotton thoáng khí thường được khuyến nghị với nhiều lợi ích như không gây kích ứng, thoáng khí, hấp thụ độ ẩm tốt.
- Chế độ ăn uống khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa và chữa trị bệnh. Chúng ta nên tránh sử dụng đường hay các thực phẩm ngọt, các thực phẩm lên men như pho mát, rượu bia,…Bổ sung chế độ ăn nhiều chất xơ rau xanh.
- Quan hệ tình dục cần được hạn chế đối với người có bệnh viêm phụ khoa. Ngoài ra luôn đảm bảo an toàn khi quan hệ như việc sử dụng bao cao su hay rửa sạch vùng kín trước và sau quan hệ.
Nếu chị em phụ gặp phải tình trạng viêm phụ khi tái phát nhiều lần, hãy nhanh chóng tìm kiếm sự thăm khám, điều trị từ các bác sĩ chuyên môn. Đặt lịch khám tại đây để nhận được tư vấn, thăm khám và phác đồ điều trị.
[block id=”7225″]