Chậm kinh nhưng đau bụng dưới là nỗi lo lắng của nhiều chị em ngày nay. Liệu có phải chậm kinh nhưng đau bụng dưới âm ỉ là một dấu hiệu đáng lưu ý cho sức khỏe sinh sản của chị em không?
1. Câu hỏi của người bệnh
Chu kỳ kinh nguyệt thể hiện sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Vì thế, nhiều bạn nữ lo lắng về tình trạng chậm kinh nhưng đau bụng dưới.
Trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI, một bạn ẩn danh đã đặt câu hỏi đến bác sĩ như sau: “Năm nay em 21 tuổi, chưa quan hệ tình dục, ngay từ lúc dậy thì chu kỳ kinh nguyệt của em không đều, trước tầm 2 đến 3 tháng mới có một lần. Khoảng 2 năm trở lại đây, chu kỳ là cách tháng có 1 lần (tháng này có kinh thì tháng sau không có) và kinh kéo dài 3 – 4 ngày.
Lần nào bị em cũng bị đau bụng âm ỉ. Mọi người cho em hỏi có khả năng bị đa nang buồng trứng không ạ?”.
2. Bác sĩ trả lời: Chậm kinh nhưng đau bụng dưới bị bệnh gì?
2.1. Hiểu đúng về chậm kinh nhưng đau bụng dưới
Chậm kinh là một trong những biểu hiện bất thường của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đây là hiện tượng không xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã đến kỳ hành kinh.
Chu kỳ kinh được tính từ ngày đầu tiên của kỳ đến ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo, thường dao động từ 28 – 30 ngày. Chu kỳ ngắn hơn 21 ngày hoặc lâu hơn 32 – 35 ngày vẫn được xem là bình thường.
Tuy nhiên, nếu chu kỳ kinh nguyệt vượt quá 35 ngày ở nữ giới, đây có thể được coi dấu hiệu chậm kinh. Nếu thời gian chậm kinh kéo dài hơn 6 kỳ liên tiếp nhau, hiện tượng này được gọi là vô kinh.
2.2. Nguyên nhân gây chậm kinh nhưng đau bụng dưới
Chậm kinh nhưng đau bụng dưới âm ỉ là tình trạng rất phổ biến ở nhiều bạn nữ hiện nay. Hiểu được nguyên nhân gây ra chậm kinh giúp bạn dễ dàng khắc phục tình trạng này. Chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể:
- Chậm kinh do mang thai
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chậm kinh là mang thai. Nếu sau khi quan hệ tình dục và bị chậm kinh khoảng 1 tháng, khả năng cao bạn đã có thai. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho quá trình thụ tinh.
Nếu trứng và tinh trùng không gặp nhau, quá trình thụ thai sẽ không diễn ra, lớp niêm mạc tử cung cũng sẽ bị loại bỏ, hành kinh sẽ diễn ra. Một chu kỳ kinh nguyệt mới sẽ lại tiếp diễn lại. Như vậy, kinh nguyệt diễn ra đều đặn tức là người phụ nữ không có thai.
Ngược lại, trong trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ bên trong tử cung, lớp niêm mạc tử cung sẽ không bong ra. Lớp niêm mạc sẽ được nuôi dưỡng để làm tổ cho quá trình phát triển của thai nhi. Do đó, trong quá trình mang thai, phụ nữ thường sẽ không xuất hiện kinh nguyệt.
Như vậy, hiện tượng chậm kinh là dấu hiệu của việc có thai. Tuy nhiên, để chắc chắn nguyên nhân chậm kinh có phải do mang thai hay không, chị em hãy sử dụng que thử thai để có kết quả chính xác.
- Do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể
Theo sinh lý bệnh, nội tiết cân bằng thì kinh nguyệt sẽ diễn ra đều đặn. Khi có bất thường, vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng sẽ hoạt động không ổn định, nội tiết tố sẽ bị mất cân bằng, dẫn đến tình trạng chậm kinh.
- Trễ kinh do bệnh lý cơ thể
Một số bệnh lý phụ khoa cũng là nguyên nhân chậm kinh, như u xơ tử cung, suy buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm buồng trứng,…
Chị em cần chú ý quan sát, theo dõi chu kỳ kinh nguyệt. Bất cứ những biểu hiện bất thường như máu kinh bị vón cục, có mùi khó chịu hay có màu sắc lạ,… đều là những dấu hiệu đáng lưu ý.
Đồng thời, bạn cũng nên theo dõi những dấu hiệu liên quan khác như đau bụng dưới âm ỉ, dịch tiết âm đạo có màu bất thường hoặc có mùi hôi…
Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy trao đổi ngay với bác sĩ phụ khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Do tác dụng của thuốc
Nếu đang sử dụng một loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng của các thuốc đang sử dụng, đây có thể là nguyên nhân chậm kinh. Cụ thể như thuốc chống trầm cảm, thuốc nội tiết tố, thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc kháng viêm corticoid và thuốc hóa trị đều có thể gây chậm kinh.
Chị em hãy trao đổi với bác sĩ về tình trạng chậm kinh và các loại thuốc đang dùng để có thể xác định được chính xác nguyên nhân.
- Chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học
Bên cạnh những nguyên nhân trên, chậm kinh đau bụng dưới cũng có thể xuất hiện do lối sống sinh hoạt, ăn uống thiếu khoa học. Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, áp lực, không được nghỉ ngơi. Không chỉ vậy, việc thiếu vận động, rèn luyện thể dục thể thao cũng khiến cơ thể trở nên yếu hơn.
Bên cạnh đó, việc ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hay thuốc lá đều là những yếu tố ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt.
2.3. Chậm kinh nhưng đau bụng dưới là biểu hiện của bệnh gì?
Kinh nguyệt thể hiện sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Kinh nguyệt đều hoặc không đều là dấu hiệu cho tình hình sức khỏe sinh sản của người phụ nữ có tốt hay không. Vì thế, khi thấy có dấu hiệu chậm kinh đau bụng dưới âm ỉ kéo dài thì cần đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2.4. Cách khắc phục chậm kinh đau bụng dưới
Tình trạng chậm kinh, đau bụng dưới nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Ngoài ra, điều này còn có thể khiến người bệnh bị vô sinh. Một số phương pháp khắc phục tình trạng chậm kinh đau bụng dưới hiệu quả như sau:
Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học
Bạn cần lưu ý những điều sau để có một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, với lượng calo tiêu thụ phù hợp với lượng calo mất đi hàng ngày.
- Hạn chế các thực phẩm có hại cho sức khỏe như thức uống có cồn, caffeine, thức ăn nhanh hoặc đồ ngọt.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa phải, điều độ, phù hợp với thể trạng của cá nhân.
- Giữ cân nặng ổn định là cách để người phụ nữ duy trì vẻ đẹp cũng như sức khỏe.
- Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng, ngủ trước 11 giờ đêm, không nên thay đổi lịch sinh hoạt khiến hoạt động sinh lý của cơ thể không ổn định.
- Giữ tâm lý thoải mái, tinh thần thư giãn, không nên lo âu, căng thẳng quá mức.
- Thăm khám bác sĩ tại cơ sở y tế uy tín
Nếu tình trạng chậm kinh nhưng đau bụng dưới kéo dài, bạn nên đến các phòng khám sản phụ khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn, tìm nguyên nhân và cách khắc phục vấn đề này. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn có thể tránh được những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm có thể xảy ra.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Các trường hợp chậm kinh nhưng đau bụng dưới lâm râm đa số đều không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ cũng không nên chủ quan trước tình trạng này, đặc biệt nếu tình trạng chậm kinh và đau bụng dưới kèm theo một vài triệu chứng dưới đây:
- Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
- Vùng kín ngứa và đau
- Dịch âm đạo có màu sắc lạ và có mùi hôi khó chịu
- Cảm giác khó chịu và đau khi quan hệ tình dục
Như vậy, chị em bị chậm kinh nhưng đau bụng dưới nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Ngoài ra, bạn có thể chủ động khắc phục tình trạng này dựa vào chế độ sinh hoạt an toàn, lành mạnh.
[block id=”6009″]