Bị nấm ở vùng kín là một bệnh phổ biến gây khó chịu cho phụ nữ nhưng có thể được điều trị hiệu quả nếu được phát hiện và can thiệp kịp thời.
Cùng tìm hiểu các dấu hiệu bị nấm vùng kín và các phương pháp điều trị khỏi tình trạng này nhé!
1. Triệu chứng nhận biết bị nấm ở vùng kín
Khi bị nấm ở vùng kín, người bệnh thường trải qua các triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu. Ngoài ra, khi mắc bệnh lý này, cơ thể người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng khác như:
- Âm đạo và âm hộ sưng, nóng, đỏ. Trong trường hợp nặng, dấu hiệu sưng, đỏ có thể lan ra cả bẹn và đùi.
- Xuất hiện tình trạng đau rát khi đi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục.
- Dịch âm đạo có những điểm bất thường như thể tích nhiều hơn, trắng, đục và vón thành cục.
2. Có những cách nào để điều trị nếu bị nấm ở vùng kín?
Nếu bệnh chỉ xuất hiện các dấu hiệu bị nhiễm nấm vùng kín mức độ nhẹ đến trung bình và không tái phát thường xuyên, bác sĩ có thể sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số thuốc điều trị như kem chống nấm, thuốc mỡ hoặc thuốc kháng sinh để điều trị.
Thời gian điều trị thông thường kéo dài từ 5đến 7 ngày. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân dùng thêm fluconazole (không dùng cho phụ nữ mang thai).
Khi phương pháp điều trị trên không giúp cải thiện các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định một số điều trị sau:
- Tiếp tục sử dụng thuốc chống nấm 1 thành phần với thời gian dài hơn kết hợp với điều trị chống tái phát trong 6 tháng tiếp theo.
- Thay thế thuốc chống nấm 1 thành phần thành thuốc chống nấm nhiều thành phần bao gồm các hoạt chất như Clotrimazole, Fluconazol,…
- Sử dụng liệu pháp kháng Azole (viên đặt âm đạo). Đây là thuốc được sử dụng khi mà các phương pháp trên không điều trị khỏi tình trạng nấm vùng kín.
3. Phương pháp tránh bị nấm ở vùng kín
Để giảm nguy cơ bị nấm ở vùng kín, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Không dùng quần lót có đáy làm bằng chất liệu dễ khiến cho da nhạy cảm, nên sử dụng chất liệu cotton.
- Sử dụng quần lót tạo cảm giác thoải mái, tránh gây bó sát. Giặt quần lót thường xuyên, phơi ở nơi khô thoáng, có ánh sáng mặt trời.
- Hạn chế mặc quần áo ẩm ướt trong thời gian dài.
- Sử dụng các sản phẩm sữa tắm, băng vệ sinh không gây kích ứng trên da.
- Không được tự ý sử dụng các thuốc điều trị khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi tắm và vệ sinh vùng kín, chị em nên hạn chế sử dụng nước quá nóng, các dung dịch gây kích ứng âm hộ và âm đạo.
- Không thụt rửa âm đạo để tránh ảnh hưởng đến môi trường bên trong âm đạo.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Bị nấm ở vùng kín không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không can thiệp kịp thời, bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai.
Khi có các triệu chứng, dấu hiệu bị nấm vùng kín, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra và chăm sóc hiệu quả để điều trị triệt để nấm, tránh tình trạng tái nhiễm trong tương lai.
Người bệnh tuyệt đối không được tự ý điều trị tình trạng nấm vùng kín do có thể làm nặng thêm những triệu chứng bệnh, khiến thời gian điều trị dài thêm.
Khi có kế hoạch đi kiểm tra các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là những bất thường âm đạo, người bệnh không nên thụt rửa âm đạo vì có thể ảnh hưởng đến việc nhận định các triệu chứng bệnh của bác sĩ.
Cuối cùng, các dấu hiệu bị nấm vùng kín có thể rất mơ hồ, không trội lên thành những triệu chứng mà người bệnh có thể nhận biết. Vì vậy, chị em nên duy trì thói quen theo dõi những bất thường liên quan tới cơ quan sinh dục như:
- Âm đạo sưng đỏ và đau.
- Dịch âm đạo có thể tích, màu sắc hoặc mùi bất thường.
- Sốt kèm theo với các triệu chứng trên.
Ngoài ra, chị em cũng nên duy trì thói quen đi khám phụ khoa 6 tháng/lần để được phát hiện sớm những bệnh lý phụ khoa tiềm ẩn nhé.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về dấu hiệu nhận biết cũng như một số phương pháp điều trị khi bị nấm ở vùng kín hiệu quả.
Đây là bệnh lý dễ mắc vì vậy các chị em nên thực hiện một số biện pháp để phòng tránh tình trạng này. Khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo, chị em hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị nhé!